Chuyên gia phong thủy gợi ý nơi cúng ông Công ông Táo chuẩn và tốt nhất cho năm Canh Tý

Chuyên gia phong thủy gợi ý nơi cúng ông Công ông Táo chuẩn và tốt nhất cho năm Canh Tý

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 5, 16/01/2020 10:00

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo dân gian, đây là ngày Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Dưới đây, chuyên gia phong thủy gợi ý nơi cúng ông Công ông Táo chuẩn và tốt nhất cho năm Canh Tý.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (công ty Phong thủy Song Hà, Hà Nội) chia sẻ với Gia đình mới, cúng ông Công ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việ trong gia đình năm qua với Ngọc Hoàng. Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.

Thời gian cúng ông Công ông Táo năm 2020 là lúc nào?

Gia đình - Chuyên gia phong thủy gợi ý nơi cúng ông Công ông Táo chuẩn và tốt nhất cho năm Canh Tý

Lễ cúng ông Công ông Táo phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

Lễ cúng ông Công ông Táo phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Tuy nhiên, gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay, do điều kiện công việc, nhiều gia đình "tranh thủ" cúng ông Công ông Táo sớm. Tuy nhiên, không nên cúng ông Công ông Táo sớm quá. Các gia đình có thể bắt đầu cúng từ ngày 21 tháng Chạp.

Thời gian cúng ông Công ông Táo đẹp nhất là vào giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm những gì?

Để có được một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, ý nghĩa nhất, chuyên gia khuyên chúng ta nên có những vật phẩm sau:

- Mũ ông Công ông Táo gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho 2 ông cần phảo có 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

- Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo theo quan niệm của dân gian xưa gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, 1 lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Đặc biệt không thể thiếu món cá chép (sống hoặc đã rán) vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Theo tục xưa, những gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Con gà này phải là gà cồ tập gáy (tức gà cồ mới lớn) ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Chuyên gia Song Hà cũng cho biết, có thể không cần thiết phải làm cả mâm cỗ mặn với đầy đủ các món trên. Các gia đình có thể thay các món mặn phù hợp như bánh chưng gấc, xôi chè, thịt đông, nem rán, hành muối... cho hợp thời tiết và khả năng chuẩn bị. 

Cách cúng ông Táo ông Táo như nào cho chuẩn?

Để Táo quân về chầu trời, các gia đình mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép mang ý nghĩa "cá chép hóa rồng". Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, có thể chọn kích cỡ cá chép, loại cá chép khác nhau.

Trước khi cúng thì gia chủ khấn theo bài khấn, hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro, đưa cá chép ra hồ phóng sinh. Nơi làm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là ban thờ gia tiên, không nhất thiết phải lập thêm ban thờ Táo quân.

Vì sao mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Một điều khiến không ít người thắc mắc là vì sao người dân thường cúng cá chép, hoặc thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo?

Lý giải điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - chia sẻ với báo Lao động, đây là thói quen được duy trì từ lâu. Bởi trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian của Phương Đông, “cá chép vượt vũ môn” tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng. Cũng theo GS Nguyễn Chí Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.

Bên cạnh đó, theo quan niệm Phật giáo, vào ngày lễ ông Công ông Táo, người dân sẽ phóng sinh 3 con cá chép thật ra ao, hồ để tiễn Táo quân chầu trời và cầu may mắn. Tập tục này thể hiện sự nhân văn, đề cao sự thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

Phong Linh (tổng hợp)




Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.