Chuyên gia tâm lý "hiến kế" để 2 trẻ bị trao nhầm không tổn thương khi về với gia đình

Chuyên gia tâm lý "hiến kế" để 2 trẻ bị trao nhầm không tổn thương khi về với gia đình

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 13/07/2018 11:39

Vụ việc trao nhầm con tại bệnh viện Đa khoa Ba Vì (BVĐK) đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Ngoài cú sốc của người lớn, thì những đứa trẻ có lẽ sẽ chịu tổn thương nhiều nhất.

image

Những ngày gần đây, vụ việc trao nhầm con tại bệnh viện Đa khoa Ba Vì, TP.Hà Nội gây xôn xao dư luận. Sự việc càng thu hút sự quan tâm nhiều hơn, bởi lẽ ở một gia đình, bố mẹ đã ly hôn vì con không giống bố và cũng chẳng giống mẹ.

Trước đó, vào đêm 31/10 (tức rạng sáng 1/1/2012 âm lịch) anh Phùng Văn Sơn (trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội) đưa vợ đến sinh con tại BVĐK Ba Vì. Sau đó, bệnh viện đã trao nhầm hai đứa trẻ sơ sinh là con của anh Sơn và con của chị Vũ Thị H. (SN 1983, trú tại huyện Ba Vì) với nhau. Sau 6 năm, sự thật bắt đầu được hé lộ khi anh Sơn nghi ngờ và quyết định đi thử ADN.

Chuyên gia tâm lý 'hiến kế' để 2 trẻ bị trao nhầm không tổn thương khi về với gia đình

Vụ việc trao nhầm con ở Ba Vì gây xôn xao dư luận.

Từ sự việc hi hữu này, không ít người cho rằng những đứa trẻ là người bị tổn thương nhiều nhất. Nếu cả hai đứa trẻ đều được yêu thương thì không sao, nhưng nếu xảy ra sự đối lập thì đứa trẻ không được bố mẹ yêu thương sẽ chịu sự thiệt thòi.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (trung tâm Tư vấn tuổi trẻ hạnh phúc), cho biết: “Việc trao nhầm con không phải lần đầu xảy ra, đây là do sự sơ suất. Không ai mong muốn nhưng sự đã rồi thì chẳng trách ai được, nêu ra để rút kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ”.

Về trường hợp trao nhầm con ở Ba Vì, chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy phân tích: “Trong trường hợp này, có vấn đề hơi khó là một gia đình đã ly hôn. Vậy nên, trách nhiệm của bên bố mẹ hòa thuận nhận lại đứa con của chính họ thì không có vấn đề. Nhưng đứa con đang ở với bố mẹ hòa thuận mà được trả về với bố mẹ đã ly hôn thì trách nhiệm người mẹ trong gia đình khuyết thiếu này phải lớn hơn, yêu thương cả phần của bố. Song song với đó, trách nhiệm của bố mẹ nhận nhầm cũng phải lớn hơn, bù đắp thiệt thòi cho con khi được trả về một gia đình không yên ấm”.

Chuyên gia tâm lý 'hiến kế' để 2 trẻ bị trao nhầm không tổn thương khi về với gia đình (Hình 2).

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy.

Để hai đứa trẻ không bị tổn thương tâm lý, tinh thần nhiều khi được trao trả về đúng vị trí, bà Lê Thị Túy đưa ra lời khuyên: “Các con có bị sốc hay không điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách giải quyết khéo léo của bố mẹ. Có nhiều trường hợp trao nhầm con, sau này gia đình hai bên trở nên thân thiết, đứa trẻ đó cũng có thêm một người cha, người mẹ, có thêm một người bạn nữa thì niềm vui được nhân lên. Nhưng, giải quyết không khéo sẽ dẫn đến rối rắm, gây mệt mỏi cho đôi bên.

Để con trẻ hiểu vấn đề, đầu tiên hai gia đình cùng liên hệ với nhau để thống nhất cách giải quyết. Sau đó, cho hai con được làm quen với hai bên gia đình, làm quen nhau, chơi cùng nhau một thời gian. Để các con đến chơi nhà nhau thường xuyên. Khi con lớn dần lên thì giải thích cho con hiểu, tôi nghĩ không vấn đề gì cả”.

Xem video: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi trao con

Trao nhầm con: Nên chuẩn bị tâm lý cho con trẻ và cha mẹ khi nhận con!

Cũng trao đổi thêm với PV, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất đã đưa ra lời khuyên nên chuẩn bị tâm lý cho con trẻ và cha mẹ khi nhận con.

“Trong trường hợp này, đừng nên so sánh về mặt kinh tế hoặc so sánh con được sống sướng còn con thì sống khổ. Mà nên cảm thấy may mắn vì các con có thêm một người bạn cùng ngày tháng năm sinh, có thêm bố mẹ. Theo tôi, lúc trao con về đúng với bố mẹ ruột thì bố mẹ nên nói với con sự thật chứ không nên giấu giếm.

Nhưng nên nói theo hướng vui vẻ là “con vô cùng may mắn khi có bố mẹ đẻ ra con và có bố mẹ nuôi con 6 năm”. Rồi thi thoảng cho các con giao lưu cùng nhau, tổ chức sinh nhật cho các con, để chúng thấy rằng chúng hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác khi có tận 2 người bố và 2 người mẹ.

Tôi đặc biệt nhấn mạnh, trước mặt các con bố mẹ không được buông những lời “khổ thân con phải sống khổ, bố mẹ sẽ bù đắp cho con…”, như thế dễ khiến trẻ tổn thương. Bố mẹ nên nhớ một lời nói sẽ làm thay đổi cuộc đời con”, ông Nguyễn An Chất cho hay.

Liên quan đến trường hợp một gia đình đã ly hôn, ông Nguyễn An Chất bày tỏ mong muốn: “Họ ly hôn vì nghi ngờ nhau, nhưng bây giờ sự việc đã được sáng tỏ thì tôi nghĩ, tất cả cơ quan chức năng nên vào cuộc, làm thế nào để giúp vợ chồng họ hàn gắn là điều tốt nhất”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.