Được biết, trước đó, người dân làng Đa Chất (xã Đại Xuyên huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cũng xôn xao về hòn đá Ba Bổ nằm giữa đường. Sở dĩ người ta “thờ” hòn đá xanh này vì trên đó có hai dấu chân lạ và rất linh thiêng. Những câu chuyện rất huyền bí xoay quanh hòn đá này đã có từ bao đời nay và cứ thỉnh thoảng lại rộ lên. Người dân làng Đa Chất cho rằng hòn đá Ba Bổ rất linh thiêng và ẩn chứa nhiều bí ẩn và coi đây là một bảo vật nắm giữ vận mệnh của làng. Không một ai có ý định dám mạo phạm đến "hòn đá thần" này.
GS.TS Ngô Đức Thịnh
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiều chuyên gia đã lý giải hòn đá trên cũng chỉ bình thường. Sở dĩ nó được thần thánh hóa là do niềm tin, tín ngưỡng của con người.
Trao đổi với PV Người đưa tin về sự việc tôn đá thành “thần” ở thôn Vèo, GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho biết, hiện tượng thờ cúng trên ông gặp rất nhiều trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vị GS này cũng đã chứng kiến một điều tương tự ở tỉnh Quảng Nam. Ở đây, người ta cũng coi một viên đá tự nhiên giống như vị thần bảo hộ cho làng. Đây có thể coi là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta, hầu như làng nào ở Việt Nam cũng có Thành hoàng. Tục thờ Thành Hoàng vốn xuất xứ ở Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ thời Đường và tiếp tục phát triển qua các triều đại phong kiến và thời kỳ độc lập.
GS.TS Trần Lâm Biền trao đổi với PV Người đưa tin
Đừng để mọi chuyện đi quá xa GS. TS Ngô Đức Thịnh cho biết thêm, thực tế cho thấy, thậm chí một số làng còn thờ những người lý lịch không "hay ho" gì như trẻ con, người ăn xin, ăn mày, trộm cắp... miễn là họ chết vào "giờ thiêng". Hoặc cũng có thể chỉ là một viên đá giống như dân làng Vèo ở Vĩnh Phúc đang làm. Tuy việc thờ tự là tín ngưỡng của mỗi người nhưng không nên thêu dệt những câu chuyện ly kỳ để làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Sự việc từ một đồn lên hai rồi cứ thế đi xa hơn nữa. Từ câu chuyện trùng hợp đơn giả chuyển thành chuyện rùng rợn khiến cho ai cũng phải dè chừng. |
Theo TS. Vũ Thế Khanh, giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng – UIA, tục thờ cúng viên đá có từ lâu đời ở thôn Vèo, tỉnh Vĩnh Phúc chưa được coi là tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng. Thông thường Thành hoàng làng thường được thờ trong miếu, đền… nhưng ở đây chỉ thấy xây lên một cái ụ để thờ cúng. Câu chuyện ở thôn Vèo chỉ dừng lại trong những sự việc truyền miệng nên việc thờ cúng cũng không danh chính, gây hiểu lầm cho nhiều người. Việc họ thờ cúng hòn đá tuy không phạm pháp nhưng việc đưa ra những câu chuyện như ông tiên đánh cờ vào lúc nửa đêm, hoặc cứ có tai họa là do cho hòn đá là không nên. Bởi lâu dần, những sự việc ấy sẽ ăn sâu vào tâm lý người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần một nghiên cứu cụ thể để xác minh sự việc.
Trao đổi với PV, GS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam lý giải, trong dân gian có rất nhiều những sự tích truyền miệng và nó vô tình đã trở thành sức mạnh gắn kết mọi người lại với nhau. Câu chuyện của người dân thôn Vèo cũng thuộc trường hợp đó. Đây không phải là mê tín dị đoan mà là tín ngưỡng. Tuy nhiên, khi một đưa trẻ khóc, lấy hòn đá ra “dọa” là điều không nên. Cái tâm lý ấy sẽ ám ảnh trong tâm trí đứa trẻ. Theo GS.TS Trần Lâm Biền, Phòng, Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc phải vào cuộc nghiên cứu, xuống tận nơi để tìm hiểu sự việc trên, tránh gây hoang mang cho người dân.
Đi tìm lời giải cho những câu chuyện ly kỳ
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Bình, người duy nhất am hiểu về chữ Hán Nôm trong làng và là người dịch cuốn gia phả cổ trong ngôi điếm cho biết, thôn Vèo đã có từ rất lâu đời.
Ông Hoàng Văn Bình
Thủa sơ khai, làng rất heo hút, ít dân nhưng lại có một vị trí chiến lược tquan trọng trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Ngày trước, ở ngay cạnh bên hòn đá ấy còn có cây bông rất to. Ở dưới tán lá khổng lồ của cái cây đó, người ta cho xây dựng một ngôi miếu để thờ tự các vị thần linh. Tuy nhiên trong thời kỳ chống Pháp cây bông đã bị chặt đi bây giờ chỉ còn lại mỗi hòn đá. Còn việc hòn đá có từ bao giờ và tại sao người dân trong làng không một ai dám chuyển hòn đá sang nới khác thì ông Bình cũng không sao lý giải được.
Được biết, ngày xưa thôn Vèo được bố trí theo một quy luật nhất định. Mỗi làng đều phải có một cái cổng làng. Đây là “thành lũy” che chở cho người dân và những ngôi đình, chùa. Ngày xưa ở ngay cổng làng Vèo có một cái điếm thờ thành hoàng làng và hòn đá nằm trong cái điếm đó. Tuy nhiên, do chiến tranh nên cổng làng bị phá và cái điếm cũng được dịch chuyển sang nơi khác. Nên hiện tại chỉ còn trơ lại hòn đá cho đến tận ngày nay.
Nói chuyện với PV, ông Đỗ Văn An, trưởng thôn Vèo khẳng định: Những câu chuyện huyền bí về hòn đá đều do người dân truyền miệng nhau nên cũng không ai có thể kiểm chứng được. Bởi vì sự việc ấy nằm nằm trong phạm trù tín ngưỡng dân gian. Còn bản thân ông An, nhiều đêm đi tuần qua hòn nhưng chẳng thấy có hiện tượng hày bị ốm đau gì cả. Ông An chi biết, Ốm đau là do thể trạng mỗi con người chứ không thể đổ cho hòn đá đó được.
Trung Tuyến