Cứ môi hồng là khỉ muốn “yêu”
“Trên thế giới và ở Việt Nam, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu đối với loài khỉ mũi hếch đen trắng ở Xiangguquing, Trung Quốc để tìm ra sự thay đổi màu môi của chúng trong mùa sinh sản. Nghiên cứu trên 15 con khỉ mũi hếch cho ra một kết quả rất thú vị, con đực trưởng thành sẽ có màu môi hồng lên trong mùa giao phối, trong khi những cá thể chưa trưởng thành, sắc tố môi sẽ bị nhạt đi”, anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của Vườn quốc gia U Minh Hạ cho biết.
Chuyện anh chăm chú khỉ con chẳng khác gì người cha chăm lo cho đứa con nhỏ mồ côi mẹ. Chuyện ấy khiến nhiều người ở xã Trần Hợi xúc động lắm, lấy đó làm câu chuyện giáo dục con trẻ tình yêu thiên nhiên. Tôi gặp anh Nguyễn Tấn Truyền khi anh đang tất bật với các tư liệu, ảnh chụp về các loài vật để làm bài giảng giáo dục thiên nhiên cho các cháu nhỏ. Anh cho tôi xem tấm hình con cá lóc, thứ đặc sản khá phổ biến ở vùng ngập nước này. Nhưng, con cá lóc ấy có cái đầu to tướng, mà cơ thể lại bé xíu, dài đuỗn. Nó bị dị dạng bởi người săn cá dùng chích điện. Một tấm ảnh thật đơn giản, nhưng nói lên nhiều điều.
Nhắc đến chú khỉ mà anh nuôi dưỡng, đôi mắt anh chợt buồn. Anh dẫn tôi lang thang vào U Minh Hạ, cất tiếng kêu nhái khỉ hót, gọi xem chúng có đáp lời không. U Minh Hạ rộng mênh mang, chẳng biết bọn khỉ lạc về phương nào. Chuyện anh gặp và cứu chú khỉ con diễn ra vào năm 2010. Hôm đó, anh là chốt trưởng, trực phòng cháy rừng. Ở chốt có 4 anh em, cứ thay nhau 1-2 tiếng lại lên chốt nhòm tứ phía để xác định đám cháy, cấp cứu kịp thời.
Khoảng 8h sáng, anh vào rừng tuần tra. Đi một lát, thì nghe tiếng rên khe khẽ trong bụi rậm. Vạch bụi cỏ, thì thấy một chú khỉ con, bé bằng con chuột ngồi co ro. Quan sát xung quanh, anh Truyền biết rằng, địa điểm anh phát hiện chú khỉ con từng bị đặt bẫy. Khỉ con lúc nào cũng bám bụng mẹ. Dù mẹ chết cũng không rời. Theo dự đoán của anh, khỉ mẹ bị dính bẫy,