Nhập viện vì yêu nghề
Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, anh Trương Xuân Tuấn (biệt danh Tuấn Kọt, quê ở Nghệ An, có 6 năm làm nghề cắt tóc) chia sẻ: “Để trở thành chủ tiệm cắt tóc có tiếng như hiện tại, tôi cũng đã trải qua không ít thăng trầm, biến cố. Có những lúc mệt mỏi, tưởng chừng như bỏ nghề, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, đam mê, tôi đành gắng gượng”.
“Ngày đầu làm thợ phụ, tôi chủ yếu gội đầu cho khách, rồi chuẩn bị kéo, dầu gội, dầu hấp, thuốc nhuộm... và hỗ trợ thợ chính. Có những lúc mình làm chậm, còn bị thợ chính mắng tới tấp, thậm chí than phiền trước mặt khách hàng. Nhiều hôm, hoảng hốt lóng ngóng, còn làm đổ cả thuốc nhuộm... khi đó, chỉ biết đứng nhìn và xin lỗi”, anh Tuấn nhớ lại.
Còn chị Thảo, ngoài công việc quản lý, chị cũng nhận dạy và đào tạo thêm thợ mới. Chị quan niệm, không chỉ nghề cắt tóc, gội đầu mà những nghề khác cũng đòi hỏi người theo nghề phải có cái tâm, vững tin với công việc mình theo đuổi. Khi nhìn thấy khách hàng nở nụ cười, những người thợ cắt tóc luôn cảm thấy tự hào vì mình đã nỗ lực hết mình. Với họ, để có được thành công đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ suốt một thời gian dài.
Xem thêm:
Rửa bát thuê: Nỗi cơ cực ám mùi dầu mỡ
Thanh Lam - Thanh Bình