Quái vật Tully được biết đến là một trong sinh vật cổ đại gây tranh cãi nhất trong nhiều thập kỷ qua vì chưa một ai biết được chính xác nó là loài động vật nào.
Tully là sinh vật cổ có kích cỡ bằng quả bowling với đôi mắt được gắn vào hai đầu của cuống mắt dài kỳ dị.
Dư lượng hóa chất còn sót lại trên tàn tích hóa thạch cho thấy Tully có mối liên hệ với các động vật có xương sống khác ở thời Kỷ Phấn trắng, cụ thể hơn là ở khu vực ngôi nhà cổ của các quái vật ở vùng mà ngày nay là Mazon Creek ở đông bắc Illinois.
Victoria Mc.Coy, trợ lý giáo sư thỉnh giảng khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin-Milwaukee cho hay, kể từ khi nghiên cứu Tully, các nhà nghiên cứu nhìn đã rất khó giải thích sinh vật này chính xác thuộc loài nào khi nó có các đặc điểm của tất cả các loài bao gồm động vật có xương sống, và kể cả không xương sống, hoặc cũng có thể là một thành viên của một nhóm bao gồm côn trùng, nhện và tôm hùm.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét 32 điểm khác nhau trên 20 hóa thạch, bao gồm ba mẫu vật của quái vật Tully và 17 động vật cổ đại khác. Kết quả cho thấy Tully là sinh vật có xương sống.
Tuy nhiên, cuối cùng kết quả này vẫn nhận được những phản biện bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chưa phải là kết quả cuối cùng về danh tính thực sự của quái vật Tully.
Không ai thực sự biết quái vật Tully là gì. Nó có thể là một loài mực, hoặc giống một con cá mút đá.
Nó có một cái gọng kỳ lạ, mọc trên một xúc tu hoặc móng vuốt. Người ta cũng không xác định được đó có phải là miệng hay không.
Việc phân loại hài cốt hóa thạch 310 triệu năm tuổi chưa bao giờ dễ dàng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cork của Ireland và Đại học Y Fujita (Nhật Bản) đã phân tích các sắc tố trong mắt của động vật chân đầu hiện đại và một số loài cá để xác định lại.
Kết quả là, bất cứ thứ gì khoa học từng kết luận về quái vật Tully đều không chính xác. Trong nửa thế kỷ, các nhà cổ sinh vật học đã tự hỏi đặt quái vật Tully vào đâu trong cây sự sống.
Có thể, chúng ta phải chờ đợi thêm một thời gian để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc thực sự của nó.
Minh Anh (Nguồn Livescience)