Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 25/03/2017 20:20

Với chiếc hộp gỗ đựng đồ, những người làm nghề đánh giày ngày ngày rong ruổi khắp các con phố của Hà Nội để mưu sinh.

image

Ở chuyện nghề 14, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới quý độc giả những câu chuyện cảm động về nghề “làm đẹp cho giày”.  

Để có được miếng cơm, manh áo, hàng ngày những người thợ đánh giày phải đi bộ hàng chục cây số qua các tuyến phố. Họ bất chấp thời tiết lạnh thấu xương, quên đi cái nắng như đốt da thịt của mùa hè…

Hơn tất cả, những người đánh giày vẫn luôn giữ niềm lạc quan khi đề ra nguyên tắc: "Đánh giày chuyên nghiệp là phải làm sao cho những đôi giày từ cũ kỹ, rách nát trở nên sáng bóng".

 

Đi dọc các quán cà phê, nhà hàng, bến xe... chúng tôi gặp không ít người làm nghề đánh giày. Họ ở nhiều độ tuổi khác nhau, thanh niên có, trung niên có, người già cũng có. Dù thế, khi được hỏi chuyện, họ đều tìm cách lảng tránh và lấy cớ "bận" để từ chối tiếp chuyện PV.

Phải rất khó khăn, chúng tôi mới trò chuyện được với ông Nguyễn Trọng Ti (65 tuổi), đánh giày trên phố Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội). Dù đầu đã 2 thứ tóc, nhưng ông Ti trông vẫn rất nhanh nhẹn, tháo vát. 

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

 Người đàn ông này đã có 10 năm làm nghề đánh giày. Ảnh: Thành Long

Vừa trò chuyện với PV, ông Ti vừa trải lòng về "cái nghiệp" đánh giày mà ông đã làm hơn chục năm qua. Ông cho hay, những ngày đầu ra Hà Nội làm thợ đánh giày ông không nhớ được đường sá đi lại. Có lần, do mải tìm khách, ông lạc đường, phải mất hơn 3 tiếng, ông mới tìm được đường về phòng trọ.

Hơn 10 năm lăn lộn khắp các tuyến phố, ông Ti giờ đây đã có một lượng khách quen nhất định. Nhiều người, khi cần, họ gọi điện để ông trực tiếp đến nhà lấy giày, với những khách mới quen, họ khá hài lòng khi thấy ông làm rất cẩn thận. 

Ông Ti chia sẻ: "Để có một đôi giày sạch, ưng ý khách, tôi cũng mất nhiều thời gian tìm hiểu. Đầu tiên là mua xi ở đâu cho tốt, mua bàn chải đánh giày ở đâu mềm, chất lượng...Và cách làm thế nào để vừa ý với khách cũng không phải dễ".

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 2).

 Ông Ti vừa đánh giày vừa trò chuyện với PV. Ảnh: Thành Long

Mỗi ngày, ông Ti phải đi bộ hàng chục cây số để tìm khách, có những hôm ông làm việc không ngừng nghỉ, có những hôm lại chẳng có khách nào. Chưa kể, trời nắng nóng lượng khách sẽ đông hơn, nhưng phải thường xuyên “phơi” mình giữa trời khiến nhiều lần ông bị hoa mắt chóng mặt.

Cũng như ông Ti, ông Phạm Quang Hưng (Nam Định) lên Hà Nội đánh giày được 5 năm, địa bàn mà ông thường hay lui tới là các quán trà đá vỉa hè trên đoạn đường Trung Kính. Ông Hưng vận trên người manh áo cộc, cũ sờn, đôi dép tổ ong rách... ngày ngày đi qua các tuyến phố đánh giày mưu sinh.

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 3).

 Ông tỉ mỉ lau chùi cẩn thận từng đôi giày của khách. Ảnh: Thành Long

Vừa nói ông Hưng vừa lau những giọt mồ hôi: "Vì chẳng biết làm nghề gì kiếm ra tiền, nên tôi mới đi đánh giày. Làm nghề này cũng cực nhọc, giờ người ta nghỉ ngơi là giờ chúng tôi làm. Có hôm đánh giày cho khách nhiều quá, về đến nhà đôi tay tôi như muốn rụng rời ra vì mỏi, ngồi cả ngày cắm mặt xuống đất cũng khiến cổ bị đau, phải dùng dầu cao để xoa bóp cho bớt mỏi.

Nhiều vị khách khó tính, tôi đánh rất tỉ mỉ, lau đi lau lại nhưng họ vẫn không ưng ý bắt tôi làm lại. "Khách hàng là thượng đế" nên chúng tôi đâu dám cãi lời, lại ngồi xuống tìm xem còn vết bẩn nào đánh cho nó sáng bóng mới được 10 nghìn đồng của họ", ông Hưng cho biết.

Tiếp đến, đi qua con phố Hàng Buồm, chúng tôi bắt gặp một đôi vợ chồng đi cùng nhau đánh giày. Chị Trần Thị Hà (Hà Nam) cho biết: "Ban đầu nói tôi là con gái đi làm đánh giày bố mẹ chồng cấm cản, can ngăn nói rằng không hợp, tìm việc nào khác mà làm hoặc ở nhà làm ruộng. Nhưng thấy làm nông vất vả quá, tôi quyết tâm theo chồng”, chị Hà tâm sự.

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 4).

 Mọi đồ nghề được những người thợ đánh giày cho vào một chiếc làn nho nhỏ, thuận tiện để xách đi. Ảnh: Thành Long

Chị Hà cho hay, làm nghề đánh giày cũng cực trăm đường, có những hôm mưa nắng thất thường vẫn phải đi, nếu chị nghỉ, sẽ mất khách. Cũng coi như hôm đó, vợ chồng chị không có cơm ăn, cũng không có tiền tích góp gửi về quê đóng tiền học cho con.

Những người làm nghề đánh giày vẫn thường đùa nhau: "Đánh giày chuyên nghiệp là phải làm sao cho những đôi giày từ cũ kỹ, rách nát trở nên sáng bóng". Có những ngày đi làm về chân tay đau nhức nhưng hôm sau họ lại xách đồ nghề lên đường, với họ "làm đẹp cho giày" và nhận được cái gật đầu ưng ý của khách là cảm thấy vui, hạnh phúc lắm rồi.

Cùng chủ đề:

Chuyện nghề 12: Buôn đồng nát 'nuôi' giấc mơ đại học cho con

Chuyện nghề 13: Ấm áp tình người sau những chuyến xe đồng nát

Thanh Lam - Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.