Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu

Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 22/08/2017 06:30

Công việc gác chắn tàu tưởng chừng nhàn nhã, đơn giản, nhưng có theo nghề mới hiểu được rằng những người trong nghề đã phải đánh đổi rất nhiều thứ.

image

Những nhọc nhằn chưa kể phía sau nghề gác chắn tàu

Thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, độc hại, thậm chí đứng lâu ngoài trời nên việc nhân viên bị đau lưng, đau đầu hay ho khan là chuyện xảy ra hết sức bình thường.

Trò chuyện với PV, anh Nguyễn Văn Tới (SN 1985, quê Hà Nam) cho biết anh đã có 7 năm theo nghề gác chắn tàu: “Nếu nhìn vào ai cũng nghĩ công việc của chúng tôi chẳng có gì vất vả, chỉ việc kéo thanh chắn tàu mỗi khi tàu đi qua là xong nhiệm vụ. Nhưng ai biết được đằng sau đó chúng tôi phải làm việc hết công suất, ngày nào cũng như ngày nào không có thời gian để nghỉ ngơi.

Con cái cũng đều một tay vợ chăm hết, bởi ngày hôm nay tôi làm ca sáng thì mai tôi làm ca đêm, cứ thay phiên nhau trực đều. Chưa hết, mức lương mà chúng tôi nhận được cũng chỉ dao động 3,5 triệu đồng/tháng. So với mặt bằng chung hiện nay thì số lương này không đủ trang trải cuộc sống”.

Gia đình - Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu

Anh Nguyễn Văn Tới chia sẻ về công việc của mình.

Anh Vũ Văn Biển cho hay, muốn theo nghề gác chắn tàu phải có một “cái đầu thép” để vượt qua khó khăn. Bởi thế, suốt 22 năm qua, anh đã cứu sống không ít mạng người: “Trước đây, khi tôi làm nhiệm vụ kéo thanh chắn để đảm bảo an toàn giao thông, một lần, có người đàn ông cố tình vượt sang đường khi tàu đã cận kề. Nếu khi đó tôi không nhanh tay kéo người đàn ông ấy lại thì đã xảy ra tai nạn đáng tiếc”.

Cũng theo anh Biển, muốn theo nghề gác chắn tàu, phải đánh đổi nhiều thứ. Anh Biển nhớ lại: “22 năm làm nghề gác chắn tàu thì có 20 năm tôi không được về đón Tết cùng gia đình. Bạn bè tôi ở quê cứ thắc mắc không biết tôi làm công to việc lớn gì mà đến cả ngày Tết cũng không được nghỉ. Khi ấy tôi tủi thân vô cùng, đêm giao thừa gác tàu và vợ con gọi điện mà chỉ biết nghẹn lại, cố giấu không cho nước mắt rơi. Ngày nghỉ lễ là ngày mà tôi và các đồng nghiệp của mình thường bận rộn nhất”.

Gia đình - Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu (Hình 2).

 

Theo lời chia sẻ của chị Minh Lý, 18 năm theo nghề thì có 10 năm chị phải trực đêm giao thừa: “10 năm liền năm nào tôi cũng phải trực đêm giao thừa, may mắn là chồng tôi hiểu cho công việc của vợ. Nhiều lúc, nghe tiếng pháo giao thừa trên ti vi, nhìn dòng người đi đón giao thừa về vui vẻ, nước mắt tôi cứ rơi. Nhưng vì tình yêu với nghề nên tôi đành gạt đi tất cả”.

Là nhân viên nữ gác chắn tàu còn trẻ tuổi, nhưng chị Huyền cho biết chị cũng cảm thấy áp lực, bản thân chị cũng đã phải đánh đổi thời gian không được bên con để hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan giao cho.

Gia đình - Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu (Hình 3).

Chị Huyền cho hay dù ốm chị vẫn phải đi làm vì không có người thay.

“Tôi chỉ tranh thủ về thăm con vào ngày không phải trực đêm, con tôi còn nhỏ nên đành phải gửi cho mẹ chồng chăm sóc giúp, nhiều lúc nhớ con nhưng không biết làm cách nào được, nhất là đêm hôm đi trực thì nỗi nhớ con lại càng da diết hơn. Tôi thương con vì không được nằm trong vòng tay ấm êm của mẹ mỗi tối”, người mẹ trẻ này trải lòng.

Nhìn gương mặt mệt mỏi, ánh mắt thâm quầng vì mất ngủ, làn da sạm đi vì rám nắng của những nhân viên gác chắn tàu, chúng tôi mới hiểu công việc mà họ làm vất vả, nguy hiểm đến nhường nào. Họ chấp nhận đánh đổi không được bên gia đình, không có ngày nghỉ lễ để thực thi nhiệm vụ, đảm bảo bình yên, sự an toàn cho mỗi chuyến tàu qua. 

Thanh Lam – Nguyễn Lâm      

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.