Chuyện nghề 6: Gian truân nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Chuyện nghề 6: Gian truân nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Thứ 2, 27/02/2017 10:16

Ngay cả chính bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đôi khi cũng không muốn nhắc đến nghề nghiệp chính của mình trong các cuộc giao tiếp, bởi họ sợ vẫn sợ bị kỳ thị.

LTS: Trong cuộc sống ai rồi cũng sẽ tìm cho mình được một công việc, một nghề mà bản thân cảm thấy hứng thú, yêu thích và muốn cống hiến hết mình cho nghề nghiệp ấy. Thế nhưng, sự thật đằng sau những nghề tưởng chừng nhàn nhã, được nhiều người ngưỡng mộ ấy là cả những khó khăn, vất vả chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Nắm bắt được suy nghĩ đó, nhóm PV báo điện tử Người Đưa Tin đã thực hiện tuyến bài viết về các nghề, với hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những cái nhìn chân, thực khách quan nhất về mọi nghề.

Ở hai bài viết tiếp theo Chuyện nghề 6 và Chuyện nghề 7 chúng tôi xin gửi tới quý độc giả cách nhìn chân thực hơn về nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Rất mong sẽ nhận được những góp ý, cũng như chia sẻ của quý độc giả.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, làm bác sĩ lương cao, lúc nào cũng chỉ ở trong phòng điều hòa, không mất công, mất sức. Nhưng có tiếp xúc mới hiểu được cái khó cái khổ mà các bác sĩ phải trải qua, đặc biệt là các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Trao đổi với báo điện tử Người Đưa Tin, TS. BS Trần Thị Hồng Thu (Trưởng khoa Lâm Sàng, Bệnh viện Tâm thần Mai Hương) cho hay, làm bác sĩ tâm thần luôn sống trong sự căng thẳng, mệt mỏi về thần kinh, bởi họ ngày nào cũng phải tiếp xúc với người bệnh, thậm chí còn rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, dở khóc, dở cười.

Hơn 25 năm trong nghề không ít lần bác sĩ Hồng Thu bị người bệnh tấn công, đe dọa, chị chia sẻ: “Sự cố như bị người bệnh tấn công vẫn xảy ra thường ngày, tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, họ là những bệnh nhân có vấn đề về tâm lý và mình phải thấu hiểu và giúp họ vượt qua. Cái chính là sự bình tĩnh và nắm bắt tâm lý để khuyên giải và tìm ra phương pháp điều trị tốt. Với bệnh nhân tâm thần vừa phải nghiêm, vừa phải dễ”.

Tâm sự - Chuyện nghề 6: Gian truân nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Hơn 25 năm trong nghề bác sĩ Hồng Thu luôn thấu hiểu, và hết lòng vì bệnh nhân. Ảnh: Thanh Bình.

Mới đầu khi vào nghề, tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần chị Hồng Thu cũng từng rơi vào trạng thái căng thẳng, bỡ ngỡ vì thiếu kinh nghiệm, nhưng thời gian trôi đi, chị dần hiểu được vai trò cũng như trách nhiệm của mình.

Bác sĩ Hồng Thu trải lòng: “Làm bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tâm thần không những phải chịu áp lực trực tiếp từ bệnh nhân, mà còn phải hứng chịu không ít sự kỳ thị từ xã hội. Với nhiều người, mắc bệnh tâm thần là một điều gì đó kinh khủng, đáng sợ thậm chí là “dở dở, ương ương".

Và những bác sĩ tâm thần đi đâu cũng bị gán cái mác "tâm thần" khiến không ít người trẻ e ngại. Chẳng hạn như con trẻ, nếu bạn bè có hỏi cháu rằng: “Mẹ cậu công tác ở đâu?”, cháu cũng không dám trả lời thẳng: “Mẹ tớ là bác sĩ chữa cho bệnh nhân tâm thần”, mà chỉ dám bảo: “Mẹ tớ công tác ở gần nhà”. Tôi đã từng chứng kiến và tôi thật sự cảm thấy xót xa vì điều này”.

Cũng theo bác sĩ Hồng Thu, ngay cả chính bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đôi khi cũng không muốn nhắc đến nghề nghiệp chính của mình trong các cuộc giao tiếp, bởi họ sợ bị kỳ thị.

Chưa kể, một số bác sĩ tâm thần tiếp xúc lâu với bệnh nhân tâm thần còn bị “ám ảnh” bởi các hành vi, cũng như các biểu hiện của người bệnh. Thi thoảng họ bỗng dưng quát nạt, cáu kỉnh thậm chí là có những biểu hiện tiêu cực. Và đây, cũng chính vấn đề mà không ít bác sĩ chuyên khoa tâm thần e ngại.

Công tác hơn 25 năm ở Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, bác sĩ Hồng Thu đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng vì nhiệt huyết với công việc, vì tình yêu với nghề, nên chị đã vượt qua tất cả để luôn nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp. Tuy nhiên, người trẻ ngày nay không phải ai cũng dám theo đuổi nghề của mình đến cùng.

Tâm sự - Chuyện nghề 6: Gian truân nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần (Hình 2).

Bệnh nhân tâm thần có thể tấn công bác sĩ bất kỳ lúc nào nếu  mất kiểm soát (Ảnh: Internet)

Hiện tại bác sĩ Hồng Thu đã “sốc” lại được tinh thần: “Thời gian gần đây, mình không mặc cảm với nghề nữa, vì nhận thức của cộng đồng đã tiến bộ hơn. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần rất lớn, không chỉ người có bệnh mới cần chữa mà những người không hề có rối loạn tâm thần, vẫn cần được tư vấn dự phòng”.

Cũng theo bác sĩ Thu, sức khỏe tâm thần rất quan trọng, nó là phần hồn của mỗi người. Một tinh thần khỏe mạnh, sẽ mang lại một cơ thể phát triển toàn diện.

“Tôi nghĩ trong cuộc sống chúng ta luôn có sự chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết. Ai rồi cũng có lúc quá tải trong cuộc sống, công việc, cái chính là chúng ta phải làm sao để thăng bằng tất cả””, bác sĩ Hồng Thu nhấn mạnh.

Kết thúc buổi trò chuyện bác sĩ Hồng Thu cũng không quên nhấn mạnh rằng, để một cơ thể luôn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng ta cần có chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý. Và tinh thần là yếu tố quan trọng nhất, chúng ta phải làm sao để giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái nhất.

Xem thêm:

>> Chuyện nghề 5: Những tình huống bi hài của thợ xăm vùng 'nhạy cảm'

>> Chuyện nghề 3: Nguy hiểm rình rập đối với những người bán trà đá


Thanh Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.