Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu'

Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu'

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 27/02/2017 15:48

Chưa một lần đến với bà con vùng dân tộc xa xôi của Tổ quốc, ấy vậy mà khi vừa ra trường nữ dược sĩ Hà Hải lại quyết định lên Điện Biên công tác.

LTS: Trong cuộc sống ai rồi cũng sẽ tìm cho mình được một công việc, một nghề mà bản thân cảm thấy hứng thú, yêu thích và muốn cống hiến hết mình cho nghề nghiệp ấy. Thế nhưng, sự thật đằng sau những nghề tưởng chừng nhàn nhã, được nhiều người ngưỡng mộ ấy là cả những khó khăn, vất vả chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Nắm bắt được suy nghĩ đó, nhóm PV báo điện tử Người Đưa Tin đã thực hiện tuyến bài viết về các nghề, với hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những cái nhìn chân, thực khách quan nhất về mọi nghề.

Ở bài viết này chúng tôi xin gửi tới quý độc giả chia sẻ của nữ dược sĩ trẻ khi chọn về công tác tại một xã vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên. 

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Dược Phú Thọ năm 2011, chị Hà Thị Hải (SN 1991, Phú Thọ) đã rời quê hương để lên vùng cao nhận công tác. Nơi chị chọn dừng chân chính là Trung tâm y tế huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng chị Hải đã dần trưởng thành và tích lũy được không ít những kinh nghiệm cho bản thân mình. Theo chị chia sẻ: " Đây có lẽ là những kỷ niệm mà có lẽ trong suốt quãng thời gian về sau chị không thể nào quên được".

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu'

Nữ dược sĩ Hà Hải và những kỷ niệm khó phai trong quá trình công tác tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, chị Hải cho hay lý do khiến chị quyết định đến với vùng cao là bởi công việc của chị ra trường khó xin, sau khi tìm hiểu chị đã quyết lên Điện Biên công tác dù khái niệm về mảnh đất nơi chị đặt chân đến chưa hề có trong đầu, chị cũng không hình dung được những khó khăn, vất vả mà chị sẽ phải đối mặt, phải trải qua.

"Tới giờ tôi vẫn không thể tin rằng mình lại gắn bó với mảnh đất này lâu tới như thế. Lần đầu lên vùng cao, tôi không định hình được Mường Nhé nằm ở hướng nào, trông thế nào...Và rồi tôi thật sự bất ngờ", chị Hải kể.

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 2).

 Chị Hải và các đồng nghiệp của mình.

Nằm cách thành phố 200 km, là huyện khó khăn nhất, xa nhất của tỉnh Điện Biên nên đối với nữ dược sĩ trẻ 9X, chị không nghĩ rằng mình lại có thể có quyết định liều lĩnh như vậy. Ngồi trên xe ô tô từ Phú Thọ lên Điện Biên nơi chị Hải làm việc mất một ngày một đêm mới đến nơi, chính vì thế lần nào về và đi khiến người chị cũng nôn nao vì say xe và ê ẩm cả người.

Chị Hải chia sẻ: “Điều tôi cảm thấy lạ lẫm khi ở Mường Nhé chính là phong tục khác, môi trường làm việc mới. Chính vì thế, những ngày đầu lên đây, đi theo đường mình còn khóc vì thấy đường heo hút quá, toàn rừng là rừng”.

Dù thế, bằng nỗ lực của mình, chị Hải đã dần vượt qua tất cả. Chị sống cởi mở, hòa đồng hơn, và dần dà, chị nhận thấy lựa chọn của mình là đúng đắn. 

Trong 5 năm công tác, chị Hải cho biết đối tượng bệnh nhân của chị chủ yếu là người dân tộc thiểu số như: Dân tộc Mông, Thái, Hà Nhì. Vì thế, khó khăn lớn nhất của chị chính là bất đồng ngôn ngữ.

“Vì ở vùng cao nên có người biết tiếng kinh có người không. Tôi làm ở kho cấp phát thuốc nên phải chỉ cho bệnh nhân cách uống thuốc đúng ấy vậy mà tôi không biết tiếng dân tộc, đây là trở ngại rất lớn trong quá trình công tác của tôi. Ban đầu, không biết nói tôi đã phải nhờ anh chị làm cùng là người Mông, người Thái, Hà Nhì dịch cho bệnh nhân”, chị Hải trải lòng.

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 3).

 Lần đầu lên với vùng cao, nên những phong tục tập quán ở đây cũng khiến chị lạ lẫm.

Không thể nhờ vả đồng nghiệp phiên dịch mãi được, cuối cùng chị Hải quyết định đi học tiếng Mông. Mặc dù không nói được nhiều, chỉ nghe hiểu họ nói nhưng đó cũng là một sự cố gắng, nỗ lực của người con gái miền xuôi lên miền ngược làm việc.

Công tác tại Trung tâm y tế huyện, nên thi thoảng chị Hải cùng đoàn cán bộ y tế lại có những đợt đến với các bản làng trong huyện để thăm khám cho người dân. Đối với chị, những chuyến đi đó luôn để  lại cho chị những kỷ niệm khó phai.

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 4).
Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 5).

 Đường đi lại vào thôn bản khó khăn, khiến nữ dược sĩ ví chẳng khác nào "đường lên trời".

“Nhớ nhất năm ngoái tôi cùng đoàn bác sĩ ở viện đi khám ngoại viện cho bà con ở bản Bản Nậm Vì, xã Chung Chải. Đường đi gian nan, tôi thấy đây lần đầu trong đời tôi được đi cái đường như thế y như đường lên trời vậy. Khi đó, tôi cùng 2 bác sĩ đi phương tiện là xe máy kiêm luôn vận chuyển thuốc. 2 thùng đằng sau và một thùng đằng trước cộng thêm đồ dùng cá nhân, đồ ăn cho 3 ngày.

Khi vào đến nơi khám nhờ ở nhà y tế thôn bản. Lịch khám đã được y tế thôn bản thông báo nên bà con nên họ đến đông lắm. Thẻ bảo hiểm của người dân tất cả đều là thẻ hộ nghèo nên được hưởng 100%. Tôi còn nhớ hình ảnh có nhà mang cả gùi đi đựng thuốc vì có tận 10 người trong nhà đến khám nghĩ lại thấy thương vô cùng”, chị Hải chia sẻ thêm.

Dù vất vả nhưng khi những viên thuốc được trao tận tay cho những bệnh nhân cần chị Hải vui lắm và thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong những lần đi công tác ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi màn đêm buông xuống, đối với chị Hải cảm giác lúc đó chị buồn không tả xiết bởi ở đó chỉ toàn một màu đen bao phủ kèm theo cái lạnh giá thấu xương, chỉ thưa thớt có những ánh đèn le lói, những lúc đó, chị chỉ mong sao mau hết đêm.

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 6).

 Chị Hải luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Không chỉ có những kỷ niệm đó, mà đối với dược sĩ Hải, chị còn nhớ muôn vàn khó khăn: “Có lần đi khám ngoại viện ở trạm y tế xã Chung Chải. Đi khám đợt đó có giám định bảo hiểm đi cùng vì bác sĩ mang theo sổ khám bệnh ít, không đủ mà bệnh nhân đến chờ khám đông, thế rồi chờ lâu bệnh nhân còn chửi tục, thậm chí lấy đá ném vào trạm, giải thích thế nào họ cũng không nghe phải gọi người ở ngoài huyện mang sổ khám bệnh vào họ mới thôi”.

Trong suốt 5 năm công tác trên vùng cao, ngoài những khó khăn trên, điều ám ảnh nhất đối với chị Hải đó chính là bệnh nhân ở đây còn rất nghèo: "Có lần bệnh nhân tử vong, người nhà họ chẳng có tiền thuê xe đưa về nhà làm tang, các bác sĩ trong viện đã gom tiền mỗi người 20-30.000 đồng cho họ để có tiền thuê xe về. Khi đến khám bệnh, ăn uống thì họ mang đồ đến nấu ở nhà ăn của bệnh viện nhưng mình để ý thấy họ ăn cơm với nước mắm chẳng có món gì khác”.

Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 7).
Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 8).
Tâm sự - Chuyện nghề 7: 'Có bệnh nhân mang củi đến biếu' (Hình 9).

Bữa cơm của những bệnh nhân tại bệnh viện chẳng có gì ngoài cơm, rau và vài hạt muối.

Dù bệnh nhân nghèo là thế, nhưng ngược lại người dân nơi đây có cái tình, rất quý người và biết ơn đến những người thầy thuốc. Chị Hải kể tiếp chị từng nhận được món quà bất ngờ của bệnh nhân: “Có lần bệnh nhân biếu tôi bó củi. Tôi nghĩ bụng mình có nấu củi bao giờ đâu, bệnh nhân thì cứ nói: “Bác sĩ ơi! em cho bác sĩ bó củi”, tôi nói không lấy và cũng không dùng đến nhưng thấy họ có thiện chí không nhận họ buồn nên tôi đã nhận và mang vào nhà bếp để có bệnh nhân nào đến khám họ nấu ăn”.

Dù đã có người yêu ở quê nhà, nhưng cho đến nay chị Hải vẫn chưa quyết định được là nên làm như thế nào để trọn vẹn cho cả hai. Có đôi khi nhớ nhà, lúc ốm đau chị lại tủi thân, muốn về nhưng cứ nhìn thấy những bệnh nhân còn khó khăn ở nơi đây, cần những người như chị là lòng của người thầy thuốc ấy lại không nỡ rời xa nơi này dù không phải mảnh đất chị sinh ra và lớn lên...

Xem thêm

>> Chuyện nghề 5: Những tình huống bi hai của thợ xăm vùng nhạy cảm

>> Chuyện nghề 6: Gian truân nghề chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Thanh Lam – Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.