Vì nhiều nguyên do khác nhau như quá thất vọng với thời cuộc, bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài, hay chỉ đơn giản là họ muốn tách biệt cuộc sống đời thường để hưởng thú lãng du khắp thế giới, mà những người trong hơn 10 câu chuyện sẽ được kể dưới đây đã tìm cho mình một cách sống biệt lập. Có người bỗng dưng biến mất bí ẩn và chỉ nhìn thấy xác của họ sau hàng chục năm, có người thậm chí ra đi và sống chết thế nào không ai hay và cũng có người vì tài hoa ẩn bí được người đời tôn lên làm anh hùng dân gian…
Câu chuyện “người rừng” tại Việt Nam
Trong thời kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, một người đàn ông tên là Hồ Văn Thanh sống trong ngôi làng có tên Trà Kem cùng một vợ và 3 con trai. Vào thời điểm bom đạn ác liệt phá nát ngôi nhà ông sinh sống, giết chết vợ và hai người con khác của ông, ông đã đưa người con còn lại là anh Hồ Văn Lãng lúc đó mới 2 tuổi vào rừng. Họ dựng một túp lều tranh và sống ở đó hơn 40 năm.
Không một ai có thể lí giải được vì sao mà ông Hồ Văn Tranh có thể sinh tồn được sau từng ấy thập kỉ ở trong rừng sau khi biến mất vào năm 1973.
Giờ đây, ông đã được 82 tuổi và cậu con trai Hồ Văn Lãng cũng đã 41 tuổi. Theo bài viết của báo Thanh Niên, người con trẻ nhất của ông Tranh là anh Hồ Văn Trị vẫn còn sống sót kể từ năm 1973, được người thân nuôi dưỡng. Anh Trị đã tìm thấy bố và anh trai mình cách đây 20 năm nhưng không thể thuyết phục hai người rời khỏi khu rừng. Họ tiếp tục sống bằng sắn, ngô, lá cây và tự trồng mía để nuôi sống mình cho tới ngày hôm nay.
Hiện tại, "hai người rừng" đã được đưa về làng Trà Kem để sống cùng gia đình con trai út, được nhận sự chăm sóc y tế và những nỗ lực của người thân cũng như làng xóm để họ tái hòa nhập với xã hội hiện đại.
Chuyện người rừng ẩn dật trong rừng Maine nước Mỹ 27 năm
Gần 40 năm nay, người dân sống xung quanh North Pond miền trung Maine đều kể nhiều câu chuyện về một người sống ẩn dật trong rừng và thỉnh thoảng đi trộm đêm ở những trại, nhà sống gần đó để lấy thực phẩm và một số đồ dùng khác. Câu chuyện này gần như trở thành chuyện dân gian trong thời hiện đại.
Chuyện bắt đầu từ tháng Tư năm 2013 khi một cảnh sát bắt được một tên trộm đêm ở khu vực North Pond Hermit, tiểu bang Maine, Mỹ. Ông Christopher Knight, 47 tuổi đã bị bắt vì tội trộm thức ăn và đồ cắm trại từ một lều trại bên hồ, chấm dứt 27 năm sống ẩn dật và bỗng bị gán cho những tin đồn ăn trộm bấy nay. Tuy Knight đã xin lỗi, ăn năn vì hành động ăn trộm trên nhưng chính quyền địa phương cho rằng ông có thể phải chịu trách nhiệm cho hàng nghìn vụ trộm xảy ra trong vài năm trở lại đây.
Tại phiên tòa tháng Tám năm 2013, ông Knight không nhận mình đã phạm tội trong 7 vụ trộm đêm và 6 vụ cướp. Ông nói, ông đã vào rừng sống từ năm 9 tuổi và trong khoảng thời gian đó, ông chỉ nói chuyện với một người leo núi đi ngang qua vào khoảng những năm 90. Ông Knight khẳng định ông giữ tâm trí mình minh mẫn và sáng suốt bằng cách đọc sách mà ông đã lấy được trong vài lần trộm đêm. Hiện, ông đang chờ phiên tòa xét xử.
Một gia đình 6 người biệt lập tại Siberia với thế giới trong 40 năm
Năm 1978, các nhà địa chất Nga tới một địa điểm xa xôi tại khu vực hoang dã Siberia và phát hiện ra một gia đình gồm 6 người đang sống tại đó mà không bị phát hiện trong hơn 40 năm.
Karp Lykov và gia đình anh là những tín hữu cũ (Old Believers), các thành viên của một nhánh phe phái chính thống của Nga đã giải tán từ lâu trong thời Liên Xô. Trong cuộc cách mạng Bolshevik, nhiều cộng đồng người Tín hữu cũ đã chạy tới Siberia đẻ trốn tránh bị bắt và gia đình Lykovs là một trong số họ. Năm 1936, một đội tuần tra của Cộng sản Nga đã bắn anh trai của Lykov nên anh đã đưa vợ và hai con chạy trốn vào rừng.
Chỉ mang theo một số tài sản ít ỏi và chút hạt giống, họ dần chuyển đi sống xa hơn và cách biệt với xã hội cho đến khi họ tới sống ở một khu vực cách biên giới Mông Cổ khoảng 100 dặm. Cặp vợ chồng này đã sinh được thêm 2 đứa con nữa. Gia đình 6 người sống dựa vào những thứ mà họ trồng trọt và dự trữ được cho nên thường xuyên bị đói. Đến khi một trong số những đứa con trai của họ trưởng thành và đã biết đặt bẫy, săn thú để thêm phần protein trong khẩu phân ăn của gia đình. Tuy nhiên, họ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, năm 1962, người mẹ đã chết vì đói sau khi chia đồ ăn cho các con.
Gia đình họ không ngờ tới những sự kiện lớn như con người đã đặt chân lên mặt trăng và chiến tranh thế giới II đã xảy ra. Họ thấy thích thú với những đồ vật nhỏ như giấy bóng kính. Thời gian trôi qua, những đứa con trẻ đã phát triển một phương ngữ khá lạ mà người bên ngoài chỉ có thể biết họ là người Nga. Sau khi các nhà địa chất liên lạc, gia đình này dần dần tin tưởng họ hơn nhưng do bị ăn sâu bởi tư tưởng tôn giáo nên họ luôn từ chối rời khỏi ngôi nhà biệt lập của mình. Cuối cùng, họ cũng nhận những món quà nhỏ như muối và những thức ăn giá trị khác mà họ từng chưa bao giờ biết đến trong nhiều năm liền.
Chỉ một vài năm ngắn ngủi sau khi liên lạc với thế giới bên ngoài, ba người con trong gia đình này đã bị chết vì suy thận biến chứng từ những năm suy dinh dưỡng. Một người con trai chết vì viêm phổi tuy nhiên vẫn kịch liệt từ chối sự can thiệp của y tế và nói rằng, “ Con người sống bằng bất cứ thứ gì Chúa ban cho”. Người cha qua đời năm 1988.
Agafia Lykova, là người cuối cùng trong gia đình còn sống và tiếp tục sống ở đó một mình. Bà đã gần 70 tuổi những chưa bao giờ đặt chân ra bên ngoài khu vực ngôi nhà biệt lập.
Một tiểu đội Nhật mất liên lạc và sống trên đảo xa xôi tại Phillipines 30 năm
Năm 1944, quân đội Nhật bản đã chỉ thị Trung úy Hiroo Onoda cùng một số đơn vị khác tới đảo thưa thớt tại Lubang để thực hiện chiến tranh du kích trong Thế chiến thứ II. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc sơm nhưng Onoda và các đơn vị quân đội của ông chưa bao giờ được thông báo chính thức vì vậy họ tiếp tục ở lại đó và chiến đấu với những người dân địa phương trong 30 năm sau đó.
Onoda tiếp tục sống trong rừng hàng chục năm, bằng dừa và chuối. Tháng 10 năm 1945, chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực tìm những người đàn ông này tuy nhiên không có kết quả.
Vài năm sau, tất cả những người đàn ông khác đều chết và một người quyết định đầu hàng và lẻn ra khỏi trại. Onoda đã sống một mình thêm 20 năm nữa nhưng trong tâm tưởng người Nhật và người dân Philippine thì ông đã qua đời. Năm 1974, một khách ba lô đã tìm thấy Onoda và thuyết phục ông rằng chiến tranh thực sự đã kết thúc nhưng Onoda một mực không tin.
Người du lịch ba lô là Norio Suzuki đã rời hòn đảo và sắp xếp một cuộc gặp giữa ông Onodo và vị sĩ quan chỉ huy hiện đã nghỉ hưu. Khi ông Onodo biết được sự thật, ông đã rất sốc. Ông được ca ngợi là một anh hùng ở Nhật Bản và ông gửi lời xin lỗi tới những người Philippine từng bị ông giết hay làm bị thương khi còn sống trên đảo mấy năm vừa rồi. Sau khi tái hòa nhập với xã hội, ông Onado thấy thích cuộc sống đơn giản và một mình hơn nên đã chuyển tới Brazil và xây dựng một trang trại và chỉ quay về một lần vào năm 1996.
Người rừng Ấn Độ chối bỏ tái hòa hợp với xã hội hiện đại
Gần 20 năm trước, các quan chức Brazil đã phát hiện ra một người đàn ông Ấn độ giống như người còn sót lại của một bộ tộc người rừng, sống một mình trong rừng mưa nhiệt đới tại Brazil. Các quan chức này đã nỗ lực liên lạc với người này nhưng không thành. Thậm chí, người rừng còn bắn một mũi tên vào ngực của một nhân viên cứu hộ.
Các quan chức chính phủ cũng cấm trong vòng 30 dặm xung quanh nơi người rừng ở không được phép xâm phạm. Người đàn ông này hiện đã ở tuổi tứ tuần vẫn đang sống một mình đến nay.
Một người chọn sống biệt lập để nghỉ hưu theo cách đặc biệt
Sau một thời gian dài phục vụ trong Hải quân và làm thợ cơ khí, ông Richard Proenneke đã chọn một cách sống đặc biệt và an nhàn . Ông xây một cabin ở trên núi Alaskan – nơi người ta hay gọi là Hồ Song Sinh và sống một mình ở đó gần 30 năm.
Trong thời gian đó, ông Proenneke xuống núi về thăm gia đình một vài lần, chủ yếu là ông sống một mình với những công việc săn bắn, câu cá, học tập các tập quan tự nhiên với sự kiên nhẫn quan sát của người người sinh ra đã có máu khoa học.
Ông Proenneke ghi lại đời sống biệt lập của mình sau này đã được biên tập lại và làm thành phim tài liệu PBS với tựa đề “ Một mình giữa thiên nhiên hoang dã”. Những bút tích mà ông viết trong thời gian ở ẩn đã được xuất bản thành vài cuốn sách đồng thời ông cũng đã ghi lại được nhiều chi tiết đáng giá về tự nhiên và khí tượng.
Sống biệt lập 20 năm để chờ tin con
Năm 1853, các quan chức California đã yêu cầu tất cả người Ấn độ được chuyển từ đảo nhỏ San Nicolas. Nằm cách bờ biển Los Angeles 53 dặm về phía Tây, hòn đảo này luôn xảy ra tranh chấp giữa các bộ tộc Ấn Độ. Trong thời gian di tán, một người phụ nữ đã từ chối rời đi vì cô nghĩ rằng đứa con nhỏ của mình bị thất lạc. Cứ thế, người phụ nữ nữ này biến mất và không ai nhìn thấy họ trong hơn 20 năm nay.
Năm 1853, một đoàn săn bắn đã gặp người phụ nữ này. Lúc này, cô chưa tìm lại được đứa con nhỏ và nói một thứ tiếng mà chưa ai nghe thấy bao giờ tuy nhiên cô có một vẻ ngoài hấp dẫn mọi người với nụ cười tươi và tâm hồn hạnh phúc. Những người thợ săn đã đưa cô trở lại với đất liền và cô thực sự choáng ngợp và hạnh phúc với thế giới hiện đại. Thật không may, cô chỉ sống được 7 tuần sau khi tái hòa nhập với xã hội, cô qua đời vì bệnh lỵ.
Một nghệ sĩ với đời sống ẩn dật huyền bí
Ông Everett Ruess sinh năm 1944 nhưng không ai biết khi nào ông chết và vì sông ông lại sống cô đơn cả đời. Ruess là một nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn tự khám phá thiên nhiên bằng đôi chân và trên lưng ngựa. Ông sống nhiều năm ở High Sierra, trên bờ biển California và trên sa mạc ở tây nam nước Mỹ. Ông biến mất vào cuối năm 1930 khi ông mới chỉ 20 tuổi trong khi đang đi du ngoạn khắp khu vực xa xôi Utah.
Ruess là một tỏng những người Mỹ đầu tiền tiếp cận với những người Mỹ bản địa và sống cùng họ. Trong những chuyến du ngoạn của mình, ông đã khám phá ra những ngôi nhà trên vách đá và bán những tác phẩm nghệ thuật của mình để đổi lấy thức ăn và những nhu yếu phẩm khác. Ông chưa bao giờ sống một hai ngày với người thứ hai mà chọn cách sống một mình. Trong thời gian đó, ông thường xuyên viết nhật ký mà sau này đã được xuất bản thành sách với nội dung về cách sống khác người của ông và không có ham muốn được hòa nhập với nền văn minh.
Cái chết của ông đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Nhiều người nghĩ ông đã chết do tai nạn . Lối sống khác người và sự biến mất bí ẩn đã biến ông trở thành một anh hùng dân gian giữa những nhân vật lịch sử và những nhà thiên nhiên học.
Rũ bỏ cuộc sống hiện đại, tìm đến thú du ngoạn một mình
Năm 1990, sau khi tốt nghiệp từ trường Đại học Emory, Christopher McCandless đã tặng số tiền 24.000 USD vào quỹ của trường để làm từ thiện, rũ bỏ mối quan hệ gia đình và tất cả những thứ thuộc về ông để lên đường du ngoạn khắp đất nước.
Tự gọi mình là "Alexander Supertramp”, Ông Candless đã đi khắp nơi mà không có một xu dính túi và không liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông tới điểm dừng chân cuối cùng là Fairbanks, Alaska hôm 28/4/1992.
Chỉ bốn tháng sau, thi thể của ông Candless được tìm thấy trên chiếc xe bus của thành phố FairBank đang trên đường Stampede Trail. Ông chỉ nặng có 27 kg. Ông chết vì đói và ăn nhầm nấm độc.
Christopher McCandless là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Trong khi nhiều người cảm nhận được lòng nhiệt huyết đối với người trẻ mong ước được sống một cuộc đời biệt lập, nhiều người khác lại chỉ trích ông thiếu sự chuẩn bị và thiếu kiến thức cơ bản để sinh tồn.
Tự biệt lập để được sống theo cách của mình
Năm 1995, một nhóm nhỏ người tách ra và tới một mảnh đất ở xứ Wales với mong muốn tạo lập một cộng đồng. Họ sống trong hòa bình trong nhiều năm liền cho tới khi chính phủ can thiệp và yêu cầu quyển sở hữu đất của họ. Một trận chiến luật pháp đã kéo dài gần thập kỷ nhưng đến cuối họ vẫn khăng khăng khẳng định họ làm chủ mảnh đất này và có toàn quyền để sống ở đây.
Trong số những người đó có Emma Orbach, có một phụ nữ từng theo học tại Oxford hiện đang sống trong một căn lều theo phong cách Hobbit do cô tự dựng lên. Orbach ly dị chồng (một người cũng sống trong cộng đồng đó). Cô sống một mình trong túp lều tròn, tự trồng cây, sản xuất bột mỳ và tự hào rằng bản thân mình có thể sống mà không cần tới những quy định xã hội. Orbach tiếp tục sống bằng cách chăn nuôi, lấy nước từ suối và hiếm khi mới tới cửa hàng để mua những thứ cô không tự làm được như socola.
Cô nói, “Đây là cách tôi muốn sống. Nó làm tôi thấy hạnh phúc và yên bình”.
Trang Trần (Theo Oddee/Sea Times)