Chuyện quả phụ 'đắt chồng” lạ lùng thời cổ đại Trung Quốc

Chuyện quả phụ 'đắt chồng” lạ lùng thời cổ đại Trung Quốc

Thứ 3, 09/07/2013 20:23

Quả phụ “đắt chồng” tưởng như là chuyện hoang đường trong xã hội TQ cổ đại. Nhưng trên thực tế, một số vùng lại duy trì tập tục này.

Ngay như đại mỹ nhân Vương Chiêu Quân, sau khi đức phu quân là  Hung Nô Hô Hàn Tà xuống chốn tuyền đài, đã phải thuận theo tập quán nối dây mà làm vợ của con trai chồng.

Từ chuyện ép hôn…

Đời nhà Tấn, phụ nữ đến một độ tuổi nhất định buộc phải xuất giá, nếu không quan phủ sẽ dùng biện pháp mạnh để tìm đối tượng yêu đương cho cô ta. Cuốn “Tấn thư Vũ đế kỷ” (cuốn ba) chép rằng, vào tháng 10 năm Thái Thủy thứ 9, Tư Mã Viêm đặt ra quy định: “Chế nữ niên thập thất phụ mẫu bất giá giả sử trường lại phối chi”, ý chỉ các cô gái đến 17 tuổi phải được bố mẹ gả chồng, nếu không, quan chức địa phương sẽ đứng ra chọn đức lang quân cho cô ta, thậm chí ép hôn.

Tới thời Nam Bắc triều, nếu cô gái đến tuổi lấy chồng (15 tuổi) mà chưa chịu xuất giá, còn bị liệt vào hàng phạm pháp, người nhà đều phải ngồi tù, như những gì ghi chép trong cuốn “Tống thư Chu lãng truyện”: “Nữ tử thập ngũ bất giá, gia nhân tọa chi”.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại còn tồn tại các “quan môi”, tức những người chịu trách nhiệm giải quyết hôn sự cho đàn ông ế ẩm. Họ có quyền tìm vợ cho những anh chàng độc thân nhờ vào những thủ đoạn mang tính cưỡng ép, thậm chí chỉ định hôn phối cho các cặp nam nữ.

Tiêu điểm - Chuyện quả phụ 'đắt chồng” lạ lùng thời cổ đại Trung Quốc
Phụ nữ thời Trung Quốc cổ đại một số vùng phải tái hôn sau khi chồng chết (Ảnh minh họa)
 
Tới chuyện quả phụ “đắt chồng”…

Người xưa có câu: ““Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, rồi “Hảo nữ bất giá nhị phu”. Vì vậy, cho phép góa phụ tái hôn quả là chuyện khó khăn và động trời trong xã hội Trung Quốc cổ đại vốn trọng nam quyền. Tuy nhiên, ở một số địa phương nam nhiều nữ hiếm, để cân bằng tỉ lệ nam nữ, bất luận là trong dân gian hay chốn quan lại quyền quý đều chẳng đặt nặng vấn đề “tam cương ngũ thường, tòng nhất nhi chung” mà ủng hộ chuyện góa phụ tái giá, tìm kiếm hạnh phúc mới cho mình.

Trước kia, những người đàn ông lấy phải quả phụ dễ bị xem thường, vì vậy, chẳng những góa phụ tái giá là chuyện khó khăn, ngay cả các đấng mày râu muốn sống nghĩa phu thê với những người đã qua một đời chồng cũng chẳng dễ dàng. Nhưng trong xã hội cổ đại, một số dân tộc ít người tại phía Bắc Trung Quốc lại không nặng nề chuyện ấy. Đặc biệt, trong nội bộ gia tộc, em chồng lấy chị dâu, phận dâu lấy chú chồng là lẽ thường tình.

Thậm chí, một số dân tộc ít người còn duy trì phong tục rất lạ lùng - “thê hậu mẫu”, tức con trai được lấy vợ lẽ của cha sau khi cha qua đời. “Nhập hương tùy tục”, sau cái chết của chồng mình, tức thiền vu Hung Nô Hô Hàn Tà, Vương Chiêu Quân - một trong “Tứ đai mỹ nhân” của Trung Quốc xưa kia buộc phải tuân theo tập quán nối dây của người Hung Nô mà trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề, tức con trai lớn của Hô Hàn Tà.

Ngoài ra, không ít triều đại phong kiến còn áp dụng một tập tục kết hôn khá lạ lùng, đó là hạn chế nhà giàu nạp thêm thê thiếp. Trong xã hội cổ đại, chuyện đàn ông “năm thê, bảy thiếp”, vua chúa “tam cung, lục viện” là lẽ thường tình. Nhưng chính chế độ đa thê ấy lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đa nam thiểu nữ”. Vì vậy, một số triều đại đã thực thi chính sách lạ lùng này.

Chẳng hạn như dưới triều Hán, Thái Ung trong “Độc đoạn” chép rằng: “Khanh đại phu nhất thê nhị thiếp”, những người có công lao đặc biệt mới được phép nạp nhiều nhất là 8 thiếp – “Công thành thụ phong,đắc bị bát thiếp”. Còn lại, những người có chút thân phận và học vấn, chỉ được lấy thêm một người – “Sĩ nhất thê nhất thiếp”. Riêng đám thường dân thì phải sống đời chung thủy một vợ một chồng – “Thứ nhân nhất phu nhất phụ”.

Theo Kiến Thức
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.