Chuyện thu - chi ngân sách: Bán dầu thô được 23.700 tỷ, trả lãi vay hơn gấp đôi

Chuyện thu - chi ngân sách: Bán dầu thô được 23.700 tỷ, trả lãi vay hơn gấp đôi

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 2, 18/06/2018 08:17

5 tháng qua thu được 549.000 tỷ đồng, trong đó thu dầu thô đạt 23.700 tỷ. Thế nhưng, số tiền mà Chính phủ phải trả nợ là hơn 85.800 tỷ đồng.

Theo kết quả điều hành ngân sách 5 tháng đầu năm, bộ Tài chính cho biết lũy kế thu 5 tháng qua đạt 549.000 tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán năm, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, tổng thu nội địa 5 tháng đầu năm đạt hơn 442.000 tỷ đồng. Không kể các khoản thu có tính chất đặc thù như thu từ đất, xổ số, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Nhà nước thì số thu nội địa ước đạt hơn 342.000 tỷ đồng.

Số thu từ dầu thô tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 23.700 tỷ đồng.

Chuyện thu - chi ngân sách: Bán dầu thô được 23.700 tỷ, trả lãi vay hơn gấp đôi

Tổng thu nội địa 5 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 442.000 tỷ đồng - Ảnh: Tuổi trẻ

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ, thu cân đối ngân sách đạt 82.470 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Còn về chi, 5 tháng qua, tổng số chi đạt 526.600 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, chi đầu tư phát triển khoảng 94.100 tỷ đồng, chi thường xuyên là 379.000 tỷ đồng, chi trả nợ lãi 50.700 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bộ Tài chính thông tin chi tiết hơn về giá trị chi trả nợ của Chính phủ trong 5 tháng đầu năm là 85.817 tỷ đồng. Trong đó, số tiền trả nợ trong nước là 65.727 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 20.089 tỷ đồng.

Về vay nợ, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vừa diễn ra, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình nợ công được quản lý chặt chẽ trong hai năm 2016 và 2017, giảm từ 63,6% cuối năm 2016 xuống còn 61,4% cuối năm 2017, giảm 2,2% so với GDP.

Ông Dũng cũng cho biết nợ công đã cơ cấu tích cực cả về kỳ hạn, lãi suất và tỉ lệ vay trong nước với vay nước ngoài.

Cụ thể, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ đã được kéo dài như năm 2011 bình quân là 3,9 năm đến 2017 là phát hành 12,74 năm. Qua đó, tăng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu Chính phủ của năm 2011 là 1,84 năm thì đến năm 2017 là 6,71 năm.

Lãi suất huy động cũng giảm mạnh qua các năm. Nếu năm 2011 bình quân huy động 12,1%/năm thì năm 2017 là 5,98%/năm, 5 tháng đầu năm 2018 bình quân huy động 4,12%/năm. Thời điểm này là thời điểm huy động trái phiếu Chính phủ rất rẻ.

Về cơ cấu vay nợ, tỉ trọng vay nước ngoài đã giảm từ 61% năm 2011 xuống còn 40% vào cuối năm 2017.

Cũng tại phiên thảo luận về tình hình ngân sách tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề nghị Chính phủ sớm có báo cáo Quốc hội về vay ODA đang vượt trần. Như bộ Tài chính thông tin, số vay ODA vượt là hơn 173 ngàn tỷ đồng so mức trần 300.000 tỷ đồng.

"Tại kỳ họp tháng 10 năm ngoái Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị Chính phủ có báo cáo chính thức để gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng đến giờ phút này chưa có báo cáo, chưa có số liệu chính thức về vấn đề này", đại biểu Mai nhấn mạnh.

Theo Tuổi Trẻ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.