Chuyện tình cổ tích dưới chân cầu Long Biên

Chuyện tình cổ tích dưới chân cầu Long Biên

Thứ 5, 27/12/2012 23:45

Ngay tại chân cầu Long Biên một cụ ông bước sang tổi 72 vẫn lấy được vợ xinh kém 46 tuổi.

Đây là câu chuyện có thật của ông Nguyễn Tiến Hùng (xóm bãi Giữa Sông Hồng, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội).

Pháp luật - Chuyện tình cổ tích dưới chân cầu Long Biên

Cuộc đời cô độc của một Dung hồ tuổi xế chiều

Sinh năm 1940 (ở Từ Sơn, Bắc Ninh) năm 1968 ông nhập ngũ. Năm 1975, khi miền Nam giải phóng ông trở về địa phương. Một năm sau, ông được một đồng đội xin cho vào làm kiểm lâm ở huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Làm ở đó một thời gian thì ông chuyển về huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Lòng tham đã làm ông sa ngã và không làm chủ được mình. Ông đã câu kết với một đường dây của lâm tặc để chặt trộm gỗ trong rừng đem đi bán chia lời. Dần dần vụ việc bị bại lộ, ông bị bắt tạm giam và đuổi khỏi ngành kiểm lâm. Khi đó mọi thứ trong ông dường như đã chấm hết, chán nản ông đã đầu quân cho một nhóm lâm tặc. Thời gian sau đó, ông đứng đầu một băng nhóm chặt và buôn bán gỗ lậu khét tiếng khắp vùng Nghệ An, Thanh Hóa.

Năm 1989 đường dây buôn bán gỗ lậu bị bắt. Ông bị tuyên phạt 15 năm tù. Nhờ cải tạo tốt năm 2001 ông được khoan hồng và ra tù trước thời hạn. Từ đó ông sống cuộc đời lang bạt khắp nơi làm đủ mọi nghề để sống và có cái ăn qua ngày. Từ năm 2004 ông về bãi giữa sông Hồng dựng một túp lều cho có chỗ chui ra chui vào. Từ khi về đây, ban ngày ông đánh cá trên sông, còn tối đến ông vào trong nội thành nhặt rác đêm để thêm đồng ra đồng vào trang trải cho cuộc sống đơn chiếc nơi xóm chài hiu quạnh.

Chuyện tình như trong cổ tích

Nhắc đến chuyện “nhặt vợ” ông gần 2 năm trước, ông bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó, khoảng 8 giờ sáng khi tôi đang đi thả lưới ở ven sông thì thấy một người từ trên cầu rơi xuống. Không biết là ai nhưng theo phản xạ tự nhiên tôi liền lao ra vớt vào bờ”.

Khi vớt được rồi, ông mới biết đó là một cô gái còn rất trẻ, mới ngoài 20. Ông cho cô gái đó nghỉ ngơi ăn uống đến hôm sau mới hỏi sự tình của cô. Cô tên là Nguyễn Thị Dung sinh năm 1986 quê ở Thanh Sơn - Phú Thọ. Vì gia đình khó khăn cô phải đi làm từ khi mới lớn để gửi tiền về quê cho bố mẹ. Cô làm ở một quán bia ven Hồ Tây đã nhiều năm.

Cô gái kể lại: Cách đó gần một năm có một anh chàng tán tỉnh và hứa sẽ cưới cô làm vợ. Nhưng khi biết tin cô đã mang thai thì anh ta đã “truất ngựa truy phong”. Dường như không còn lối thoát cô đã nghĩ quẩn và nhảy xuống Sông Hồng. May thay đã được được ông Hùng cứu sống. “Khi đó, cái thai trong bụng vợ tôi đã được bốn tháng. Tôi lại chỉ có một mình nên Dung ngỏ ý xin được ở cùng để đỡ đần lúc trái gió, trở trời. Hơn nữa, lúc đó, cô ấy bơ vơ không nơi nương tựa và cũng không muốn đứa trẻ sinh ra không có bố. Tôi thì đã già, hơn hai phần cuộc đời đã qua, còn gì nữa đâu mà luyến tiếc. Nghĩ cũng tội, thế là tôi nhận lời”, ông Hùng nhớ lại.

Một thân một mình còn chưa lo nổi, giờ lại đèo bòng thêm cô vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa nên ông Hùng càng thêm tất bật, lo toan hơn. Ông chăm chỉ thức khuya, dậy sớm hơn để kiếm tiền cho vợ sinh nở. Niềm vui vỡ òa khi đầu năm 2011 cô Dung sinh hạ một bé gái kháu khỉnh. “Là một người từng vào tù, ra tội lại ở tuổi “thất thập cổ lai hi”, tôi không dám mơ mình còn có vợ trẻ, con thơ như thế này. Vậy mà điều đó lại Hùng sự thực!”, ông mỉm cười hạnh phúc. Bé gái đã được ông chăm sóc và coi như đứa con gái ruột của mình.

Khi con gái đã được hơn một tuổi, vợ chồng ông gửi bé về cho ông bà ngoại nhờ chăm sóc hộ. Cô Dung, vợ ông đã xin được việc bưng bê ở một quán ăn. Tối lại về với chiếc thuyền nan cũ kỹ cùng chồng trong khi ông Hùng lại tiếp tục công việc thường nhật của mình.

Tình người làm sống lại mảnh đất khô cằn

Khi ông “nhặt “ được cô Dung đã có rất nhiều người rèm pha dị nghị. Đối với người dân ở xóm nghèo này thì đây là chuyện động trời và chưa từng có. Hơn nữa ông đã hơn 70 lại lấy cô gái mới hơn 20 tuổi đầu. Thậm chí có người còn ác miệng nói ông già sắp xuống lỗ còn hám.

Biết được tin cô Dung đang ăn ở với ông ở xóm Bãi, bố mẹ họ hàng cô kịch liệt phản đối. Thậm chí bố cô Dung còn tuyên bố từ mặt khi cô gọi điện thoại về nhà. Nhưng rồi những người dân nghèo ở xóm bãi cũng quen dần. Nhiều người mừng cho ông Hùng và hạnh phúc của gia đình nhỏ đó. Đặc biệt là khi cô Dung sinh cháu gái, hàng xóm láng giềng đã đến thăm hỏi và chúc mừng. Ngôi nhà nhỏ từ khi có tiếng khóc trẻ thơ như làm vơi đi không khí ảm đảm của xóm nghèo.

Còn về phía gia đình cô Dung khi biết cô đã mang thai 4 tháng được ông cứu sống và đối xử tốt. Gia đình cũng dần bỏ qua, bắt đầu quan tâm đến đứa con gái “trời đánh” và gửi chút tiền và gạo xuống cho con. Đến kỳ sinh nở, mẹ cô Dung xuống tận nơi chăm sóc cả tháng, phụ giúp ông công việc nhà. Vẻ mặt rạng ngời luôn hiện hữu lên khuôn mặt người phụ nữ nghèo thôn quê Phú Thọ. Khi cháu ngoại được gần 2 tháng, bố vợ ông Hùng mới xuống thăm cháu. Giải thích cho sự chậm trễ ông lấy lý do là còn phải lo nhà cửa ruộng nương khi vợ chồng ông xuống thăm con. Ông tâm sự về người con rể hơn ông 13 tuổi: “Âu cũng là cái duyên cái số. Không có ông ấy thì con cháu tôi cũng đã vùi mình vào dòng nước lạnh ấy rồi. Ông là người có tấm lòng nhân hậu”.

Minh Vương

(Tên nhân vật đã được thay đổi)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.