Ông Tamir Pardo, giám đốc Mossad, cho biết cơ quan này rất thích sử dụng nữ điệp viên.
Theo ông Pardon, những người tham gia Mossad thường bắt đầu được đào tạo từ tuổi 23, độ tuổi khá chín chắn để lựa chọn con đường cho mình, cũng như quan sát và đánh giá sự việc.
“Phụ nữ dễ gạt cái tôi sang một bên hơn để hướng về sứ mệnh được giao, và phụ nữ cũng dễ “diễn” hơn nếu công việc yêu cầu, trong khi khả năng chịu đựng hoàn cảnh khắc nghiệt của phụ nữ không kém gì đàn ông”.
Times of Israel mô tả cuộc đời những nữ điệp viên này là thế giới của mưu chước, nhiều đêm không ngủ, đôi khi là sự ve vãn, tán tỉnh, trong điều kiện nguy hiểm chực chờ, còn gia đình họ thì chịu đựng sự căng thẳng cùng cực. Đặc vụ Efrat, nữ chỉ huy cao cấp nhất trong Mossad, thản nhiên nói chị biết cuộc đời chị chắc chắn sẽ chấm hết nếu chị bị bắt.
Người mẫu Bar Refaeli vào vai một nữ điệp viên Mossad cùng nam diễn viên Tomer Sisley trong bộ phim nói về vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Mahmoud al-Mabhouh. Ảnh: Times of Israel
Đặc vụ bí danh Yael nói rằng tán tỉnh là một trò chơi đối với các điệp viên nữ. “Một nam điệp viên muốn tiếp cận một khu vực bị cấm ít có cơ hội đạt được mong muốn. Trong khi đó, một nữ đặc vụ tươi cười có cơ hội thành công lớn hơn nhiều”, Yael nói.
“Ngay cả khi chúng tôi nghĩ rằng con đường để thực hiện sứ mệnh dễ dàng là phải ngủ với nhân vật chóp bu của kẻ thù, thì Mossad cũng không cho phép chúng tôi làm như vậy. Nữ điệp viên không được sử dụng tình dục để đạt mục đích. Chúng tôi tán tỉnh, nhưng dừng lại ở giới hạn không sex”, Efrat nói với Lady Globes.
Các nữ đặc vụ nói rằng cuộc sống điệp viên đòi hỏi quá khắt khe đối với nhiều phụ nữ có gia đình nên đa phần nữ điệp viên đều độc thân.
Những phụ nữ được mệnh danh là “tắc kè hoa” kể về cuộc đời họ giống như phim, vì họ lúc nào cũng phải kiềm kế tình cảm cá nhân của mình.
“Có thể so sánh công việc của chúng tôi như bộ phim hành động ngộp thở. Nhưng trong thực tế, mọi thứ đều khó khăn hơn, nguy hiểm hơn những điều mọi người thấy trong phim ảnh”.
Ella, nữ điệp viên 38 tuổi, cho biết chị luôn có những xáo trộn tình cảm rất lớn mỗi khi được gọi đi làm nhiệm vụ. “Tôi rời mái ấm trong khi chồng và 3 con nhỏ đang ngủ yên mà thấy nước mắt trào ra, còn cổ họng thì nghẹn ứ”.
Một số nữ đặc vụ Mossad giấu tên hoặc dùng tên giả trả lời Lady Globes rằng khi mới tham gia tổ chức, phụ nữ chỉ là “vật trang trí” - nghĩa là thường chỉ ngồi trong xe hơi cùng đặc vụ nam, vì một đôi nam nữ ngồi trong xe thì ít bị cảnh sát hay lực lượng an ninh để ý kỹ hơn.
Mạng lưới đang phủ khắp thế giới của Mossad bị cáo buộc thực hiện rất nhiều vụ ám sát, bắt cóc ở ít nhất 35 quốc gia như Mỹ, Argentina, Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Anh, Na Uy, Nga, Thụy Sĩ, Iran, Iraq…
Ba năm trước, FBI bắt được 10 điệp viên Nga ở thành phố New York, trong đó người nổi tiếng nhất là Anna Chapman. Cô gái này tận dụng quan hệ hôn nhân với một người Anh để được cấp hộ chiếu ở Anh, rồi sau đó vào Mỹ.
Theo lời kể của ông Melton, chồng của cô Alex Chapman, khi được hỏi rằng liệu anh ta có phát hiện điều gì bất thường ở vợ mình hay không. “Cứ lần nào tôi gọi vào di động của cô ấy thì cô ấy đều gọi lại bằng điện thoại công cộng. Nhưng lúc đó, tôi không thấy bất thường”, anh này kể lại. Ông Melton kể lại trường hợp một cô gái tiếp cận nhà thầu quân sự trong quán bar, uống với anh ta, rồi họ qua đêm ở khách sạn.
Trong khi anh chàng nhà thầu nằm ngủ ngon lành sau cuộc ân ái, cô gái có đủ thời gian để cài đặt các chương trình theo dõi vào máy tính và điện thoại của “con mồi”.
Mạng lưới tình báo mạnh nhất thế giới Tại Iran, Mossad bị cáo buộc đã ám sát 5 các nhà khoa học làm việc cho chương trình hạt nhân của Iran. Mossad cũng bị nghi ngờ đứng đằng sau vụ ám sát hụt nhà khoa học hạt nhân Fereydoon Abbasi của Iran. Meir Dagan, giám đốc Mossad trong giai đoạn 2002-2009, dù không nhận trách nhiệm về những vụ trừ khử trên, nhưng trong một lần phỏng vấn với báo chí lại hoan nghênh việc các nhà khoa học bị ám sát. Ông Dagan cho rằng việc “loại bỏ những bộ não quan trọng” khỏi dự án hạt nhân của Iran đạt tới giai đoạn gọi là “tẩy trắng”, có tác dụng khiến các nhà khoa học hạt nhân Iran sợ hãi mà chuyển sang làm cho các dự án dân sự. |
Jessica Trần