Năm 2005, một phát minh trong lĩnh vực y khoa của một tiến sĩ người Việt được công bố đã làm chấn động thế giới. 5 năm sau, vào giữa năm 2010, một sản phẩm từ công nghệ này xuất hiện đã gây xôn xao trong giới quan tâm chăm chút sắc đẹp. Đó là các sản phẩm nuôi dưỡng da làm từ công nghệ tế bào gốc.
Phát minh được công bố đó là tách lấy tế bào gốc từ màng cuống dây rốn của thai nhi mới sơ sinh để sử dụng trong lĩnh vực nuôi cấy, phát triển tế bào phục vụ cho y học và tái tạo. Tiến sĩ - bác sĩ Phan Toàn Thắng đã vinh danh cho đất nước khi công trình này được cộng đồng quốc tế thừa nhận là phát minh độc đáo, giải quyết được vấn đề tế bào gốc mà hiện nay cả cộng đồng khoa học, y học thế giới vẫn đang trên đường tìm kiếm. Từ phát minh này của bác sĩ Thắng, một cơ hội lớn mở ra cho lĩnh vực y học, đặc biệt là lĩnh vực chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, hoặc thay thế các bộ phận già yếu, lão hóa trong cơ thể và chăm sóc sắc đẹp.
Vợ chồng nghệ sĩ Minh khang - nghệ sĩ Thúy Hạnh đang tìm hiểu sản phẩm
Tiến sĩ Thắng cho biết, công nghệ tế bào gốc trên thế giới trước đây đã có khá lâu. Khoảng những năm 2000, công nghệ tế bào gốc phát triển rất mạnh mẽ và trở thành xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học của thế giới.
Tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học về lĩnh vực y học và sinh học cho biết, trong một đời người, có hơn 60.000 tỉ tế bào trên cơ thể sẽ bị chết, lão hóa hoặc tổn thương và cần được thay thế. Muốn thay thế, không có cách nào khác là tái sinh.
Tuy nhiên, muốn tái sinh tế bào, chỉ có con đường duy nhất là tìm đúng tế bào gốc của bộ phận đó, cấy vào cơ thể hoặc nuôi cấy bên ngoài rồi thay vào. Do đó, công nghệ tế bào gốc được thế giới đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, trước khi có phát minh của bác sĩ Phan Toàn Thắng, việc tách lấy tế bào gốc trên thế giới chỉ thực hiện trên dê, cừu, chuột, táo, hạt dẻ và một số loại thực vật khác. Điều này không ổn định vì cơ thể con người vẫn không phù hợp với những sản phẩm không có nguồn gốc từ chính gốc gác của nó.
Đến thời điểm trước phát minh của tiến sĩ Thắng, công nghệ tiến bộ nhất là tách tế bào gốc từ phôi thai người. Nhưng vì việc này liên quan đến tính nhân đạo và tôn giáo nên không được chấp nhận, bởi muốn tách lấy tế bào gốc thì phải hủy phôi thai.
Do đó, trong nhiều thập kỷ, việc tìm kiếm và phát triển tế bào gốc từ tế bào trưởng thành được nhiều nhà khoa học thực hiện và không đạt chất lượng như mong muốn trong khi giá thành lại quá cao.
Sau này, công nghệ có tiến bộ hơn, cho phép tách lấy tế bào gốc từ mô mỡ và nhau thai, tuy nhiên vẫn chưa thỏa mãn được các nhà khoa học. Cho đến mùa hè năm 2005, công bố của tiến sĩ - bác sĩ Phan Toàn Thắng đã thực sự làm chấn động giới sinh học và y khoa.
Tiến sĩ Thắng đã nghiên cứu và thực hiện thành công công nghệ tách tế bào gốc từ màng cuống rốn của trẻ sơ sinh. Ông cho biết, điểm thuận lợi lớn nhất là việc sử dụng dây cuống rốn của trẻ sơ sinh không bị phạm vào các quy định cấm.
Bộ phận này có lượng tế bào gốc dày đặc hơn các nơi khác, và tế bào trẻ, khỏe, dễ biệt hóa, dưỡng chất cũng tốt hơn, dễ nuôi và dễ ứng dụng trong nghiên cứu và làm ra sản phẩm.
Lúc này, tiến sĩ Thắng đang làm việc tại bộ môn ngoại, Đại học Y khoa Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore, đồng thời làm Giám đốc khoa học tại công ty CordLabs Pte Ltd. Công ty này đã chi ra 300.000 USD để đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu Bản quyền Hoa Kỳ, kế đến đăng ký ở các nước Anh, Nga, Úc, Nhật và một số nước châu Âu.
Thí sinh Hoa hậu các dân tộc ít người đang tìm hiểu sản phẩm của công ty FNC
Với phát minh này, giới khoa học thế giới công nhận tiến sĩ Thắng là nhà khoa học đầu tiên tìm được tế bào gốc từ cuống rốn. Từ thành công này, năm 2009, Chính phủ Singapore đã phê duyệt 20 triệu đôla Singapore để xây dựng dự án nghiên cứu, bào chế thuốc từ tế bào gốc theo công nghệ y sinh do tiến sĩ Thắng làm chủ nhiệm.
Theo tiến sĩ Thắng, công nghệ tế bào gốc có một giá trị vô cùng lớn lao trong y học, đó là dùng để chữa các bệnh nan y như viêm gan, tiểu đường, ung thư, tái tạo hoặc thay thế những bộ phận cơ thể bị già yếu, thoái hóa.
Từ khi có công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây rốn, nhiều căn bệnh lâu nay y học bó tay giờ đã được giải tỏa mà không phải dùng quá nhiều thuốc men chữa bệnh, mà đơn giản chỉ là sự thay thế tế bào cũ, già nua bằng tế bào mới, trẻ khỏe, có sức sống mạnh hơn, có tốc độ sinh sôi phát triển nhanh để bù vào những chỗ khiếm khuyết.
Nhiều ca cấy ghép tủy, viêm gan siêu vi B, kể cả khống chế bệnh ung thư đã có những thành công.
Hiện tại, Viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, Viện Tim, Viện Bỏng, Viện Da liễu đã sử dụng các sản phẩm được nuôi cấy từ việc ứng dụng công nghệ của bác sĩ Thắng để thực hiện các ca ghép da, thay thế tế bào, làm liền vết thương bị hoại tử… đã đem lại kết quả thành công ngoài mong đợi.
Ngành y tế cũng đang áp dụng công nghệ này vào nghiên cứu làm giác mạc mắt, nghiên cứu tế bào đảo tụy và đang thử nghiệm trong việc chữa bệnh HIV/AIDS. Điểm căn bản của bệnh HIV/AIDS là hệ kháng thể của con người bị mất, các nhà khoa học đang mày mò dùng công nghệ tế bào gốc để phục hồi hệ miễn dịch như lúc đầu.
Một lĩnh vực khác ngay lập tức đã “ăn theo”, hiện đang gây chú ý trong cộng đồng làm đẹp và cũng trở nên thời thượng, đó là các sản phẩm nuôi dưỡng da được chế tạo ra từ công nghệ tế bào gốc này. Trong quá trình nuôi cấy, phát triển tế bào gốc, các hoạt chất được tế bào giải phóng ra.
Các hoạt chất này có đầy đủ dưỡng chất, tương thích về mặt sinh học với cơ thể người, vì vậy, cơ thể người hấp thu, chuyển hóa các chất này bổ sung cho cơ thể rất tốt. Dưỡng chất này có một điểm đặc biệt là thấm qua màng tế bào nhanh.
Đó là đặc điểm để công nghệ làm đẹp đưa đến ý tưởng sử dụng dưỡng chất này sản xuất ra các sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài. Từ đây, một công ty tại Việt Nam là Công ty cổ phần Y học và Sinh học tái tạo đã áp dụng và điều chế thành công sản phẩm mỹ phẩm được làm từ các chiết suất này, và được phân phối bởi nhà phân phối FNC, tức Công ty cổ phần Mạng lưới Hữu Nghị (Friendship Netword Corp). Hiện tại, công ty này đã chế tạo ra 7 loại sản phẩm chăm sóc da mặt.
Theo giải thích của bác sĩ Thắng, lớp da trên cơ thể người vẫn cần được “ăn”, nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ bên ngoài thì các tế bào được tươi lâu, ít tế bào chết.
Các dưỡng chất tạo ra sản phẩm mỹ phẩm, ngoài các tác dụng chăm sóc, nuôi dưỡng da, ngăn ngừa lão hóa da, tăng sức đề kháng của da với các tác động của môi trường, còn giúp phục hồi hiệu quả sau điều trị một số bệnh lý về da như mụn trứng cá, nám da và các tổn thương trên da. Sản phẩm này cũng giúp hạn chế việc xuất hiện các nếp nhăn và giảm nếp nhăn trên da.
Nhờ đó, lớp da khi được đắp dưỡng chất, các tế bào sẽ nhanh chóng được bổ sung dinh dưỡng và da đầy đủ dinh dưỡng sẽ căng và sáng trở lại, các lỗ sẹo rỗ cũng được lấp đầy.
Như vậy, phương pháp làm đẹp này hoàn toàn khác với các sản phẩm hóa mỹ phẩm lâu nay. Theo ông Diệp Khắc Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mạng lưới Hữu Nghị, điểm khác biệt lớn nhất của hai công nghệ này là các sản phẩm hóa mỹ phẩm hầu hết là ứng dụng hóa học, còn công nghệ tế bào gốc ứng dụng công nghệ sinh học. Trong khi các sản phẩm hóa mỹ phẩm sử dụng đa số hóa chất (dù có chiết suất từ tự nhiên) thì các sản phẩm sinh học hoàn toàn không sử dụng hóa chất, kể cả chất bảo quản cũng không sử dụng.
Thảo Nguyên
(Còn nữa)
* Bài đăng trên ấn phẩm phụ báo ĐSPL