CIA 'cài bẫy' khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III?

CIA 'cài bẫy' khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III?

Thứ 4, 02/10/2013 15:40

Điện Kremlin tiết lộ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) từng đã can dự vào những kịch bản ở Syria có thể dẫn tới thảm họa toàn cầu - chiến tranh thế giới III.

"Dấu vết nóng"
Khi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra ở ngoại ô Ghouta vào ngày 21.8 khiến 1.400 người thiệt mạng, các hãng thông tin phương Tây lặp đi lặp lại các đoạn băng hình để định hướng dư luận- chính Tổng thống Syria Assad là thủ phạm. Những hình ảnh về thông tin có ghi trên các quả tên lửa dùng để phân tán khí độc sarin cho thấy chúng là vũ khí do Liên Xô sản xuất vào năm 1967. Từ đó phương Tây buộc tội Damascus “vượt giới hạn đỏ mà Mỹ đề ra” và kêu gọi phải mở các cuộc tấn công trừng phạt ngay tức thì.
Trên thực tế, Moscow là bạn hàng về vũ khí cho rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Yemen, Ai Cập, Libya, Syria…
Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài tại Libya, lực lượng NATO và quân nổi dậy luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng lực lượng của Gaddafi sẽ sử dụng vũ khí hóa học chống lại họ.
Theo các nguồn tin tình báo, Tổng thống Gaddafi có một số lượng vũ khí hóa học được cất giấu tại các kho chứa bí mật, trong đó có 2 kho ẩn trong sa mạc mà một trong số đó từng bị Liên Hợp Quốc phát hiện và công bố cách đây vài năm.
Còn theo Yussef Safi ad-Din, một chuyên gia thuộc đơn vị đặc biệt chuyên chống lại các loại vũ khí hóa học có trụ sở ở Benghazi - thành trì của quân nổi dậy tiết lộ - một trong hai kho kể trên có chứa các loại vũ khí có thể đưa vào sử dụng ngay lập tức mà không cần thời gian để “pha chế tiền chất thành vũ khí có thể sử dụng trên chiến trường”.

Tiêu điểm - CIA 'cài bẫy' khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III?

Điệp viên CIA Harroun (phải).

Trước khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, Syria đã có những cơ sở nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học gần Damascus, Aleppo, Homs, Latakia và Hama. Theo Trung tâm James Martin- cơ quan thống kê kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế giới - những nơi này sản xuất hàng trăm tấn chất độc mỗi năm. Và trong kho của Tổng thống Assad chí ít có trên 1.000 tấn chất khí có khả năng làm rộp da như khí mù tạt, loại khí từng gây thương vong khủng khiếp trong Thế chiến I, lẫn chất độc thần kinh sarin và VX.

Ngay sau khi có lời kêu gọi phải tấn công trừng phạt Damascu, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là người đầu tiên lên tiếng yêu cầu LHQ tổ chức cuộc điều tra độc lập và kỹ lưỡng. Muộn hơn, ông cho biết các đồng minh phương Tây của phe đối lập đã gây cản trở công tác điều tra. Nhà ngoại giao Nga nói tại một cuộc họp báo ở Moscow ngày 31.5: “Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo rằng có thể xuất hiện những động thái khiêu khích xung quanh chủ đề này, vì vậy cần có cuộc điều tra kỹ lưỡng mọi thông tin về sử dụng tác nhân hóa học, chúng tôi ủng hộ đề nghị từ chính phủ Syria cử nhóm chuyên gia nghiên cứu vụ việc ở Aleppo. Chúng tôi lấy làm thất vọng là Ban thư ký LHQ không đáp ứng cụ thể và nhanh chóng yêu cầu, trái lại đưa ra những điều kiện mà theo chúng tôi là thiếu cơ sở, làm cho sứ mệnh bỏ lỡ những dấu vết nóng".

Ngoài ra, Bộ trưởng Lavrov còn nhắc rằng, bà Carla Del Ponte - một thành viên của ủy ban điều tra độc lập các vi phạm nhân quyền ở Syria do Liên Hiệp Quốc bảo trợ - đã liên tục cảnh báo rằng bà có những thông tin về những kẻ cực đoan được vũ trang đã sử dụng tác nhân hóa học.

Trước sức ép của Mỹ, phương tây và các thế lực cực đoan tại Trung Đông, Nga đã chuyển giao cho LHQ một báo cáo dày 100 trang có nội dung chi tiết về việc phiến quân sử dụng vũ khí hóa học ở Syria mà không phải là chế độ của Tổng thống Assad, nhằm tìm kiếm sự thanh tra của LHQ về cáo buộc này. Trong khi đó tại khu vực biên giới, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần biên giới Syria 12 chiến binh đối lập mang theo container chứa chất sarin. Từ đây, Moscow ra lệnh cho tình báo Nga phải ra sức truy tìm nguồn gốc số vũ khí trên.

Chân dung gián điệp

Kết quả, Moscow đã có thông tin về nhân viên CIA Harroun - người “môi giới” cho các phi vụ chuyển giao vũ khí hóa học lấy từ kho vũ khí của CIA tại Benghazi và chuyển giao cho phe nổi dậy tại Syria.

Theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao Nga (MoFA), Harroun là một cựu kỹ sư quân đội Mỹ, đóng quân trong ba năm tại Fort Riley, Kansas. Sau này y đến Trung Đông và đã tham gia với một nhóm liên kết của al-Qaeda, được gọi là Jabhat-Al-Nusra, để chiến đấu chống lại lực lượng quân sự Syria. Cũng theo MoFA, sau khi NATO dành chiến thắng toàn diện tại Libya với việc loại được Đại tá Muammar Gaddafi ra khỏi bàn cờ chính trị Trung Đông, CIA đã bắt đầu một loạt các hoạt động buôn lậu vũ khí lớn cho al Qaeda tại thành phố Benghazi của Libya.

Chính lực lượng này hiện đang có mặt trong hàng ngũ phe nổi loạn ở Syria nhằm phục vụ mục đích cho quyền lợi nước ngoài - lật đổ Tổng thống Assad. Và CIA trong vai trò là “tai, mắt” cho Tổng thống Mỹ đã sử dụng Harroun nhằm tạo ra một kịch bản chiến tranh “đáng sợ” khi chuyển giao vũ khí hóa học, do Liên Xô xuất khẩu và bị quân đội Mỹ thu được từ các kho vũ khí cũ của nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi, cho quân nổi dậy Syria để từ đó buộc Nhà trắng đưa quân can thiệp trực tiếp vào Syria.

Ngoài ra, một quan chức giấu tên cấp cao từ Bộ Quốc phòng Libya, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga trong tháng 8 vừa qua, đã khẳng định rằng: Hoàng tử Arabia Saudi Bandar bin Sultan hiện đang “kiểm soát” một bộ phận các hoạt động của các nhóm khủng bố ở Syria và cũng chính Bandar, trong vai trò Người lãnh đạo cao nhất của cơ quan tình báo Saudi Arabia, đã nhờ nhân viên CIA Harroun làm trung gian để thực hiện giao dịch đặc biệt - chuyển các loại vũ khí hóa học từ Israel sang cho quân nổi dậy Syria.

Harroun bị cộng đồng mạng nhận diện khi y tung các đoạn video về chính mình trên Facebook. Harroun bị bắt sau khi FBI, trong một đơn khiếu nại hình sự mười trang, đã buộc tội y có âm mưu sử dụng một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Với tội danh trên, Harroun sẽ bị hình phạt hoặc tù chung thân, hoặc bị tử hình nếu bị kết án.

Sau đó, Harroun xuất hiện tại tòa án với luật sư công trong một buổi điều trần tại tòa án Alexandria, Virginia và đã bị từ chối tại ngoại. Tại phiên tòa này, công tố viên liên bang Mỹ Carter Burwell đã khẳng định: Bất cứ một công dân Mỹ nào lấy cớ du lịch đến Syria để sử dụng vũ khí cùng với bất kỳ nhóm đối lập nhằm chống lại chế độ Assad là bất hợp pháp. Ngoài ra, vào ngày 20.6, Harroun còn bị kết án thêm bởi một đại bồi thẩm đoàn liên bang về tội âm mưu hỗ trợ vật chất cho một nhóm khủng bố nước ngoài (có thể mang thêm hình phạt tối đa là 15 năm tù).

Tuy vậy, gần như tất cả các tài liệu có liên quan về lời buộc tội Harroun đều bị “niêm phong”. Sau này, những lời buộc tội ban đầu về Harroun như hỗ trợ tổ chức khủng bố và âm mưu sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã được loại bỏ. Và Harroun chỉ nhận tội "âm mưu vi phạm pháp luật của Mỹ liên quan đến chuyển giao và kiểm soát các tài liệu và các dịch vụ quốc phòng".

Sau “Mùa Xuân Ả Rập”, ngoại trừ Syria, Iran và phần lớn lực lượng chính trị tại Lebanon không nằm trong sự ảnh hưởng hay bị Mỹ kiểm soát. Các nước còn lại thường mời các đại diện của Mỹ tới gặp mặt trong tất cả các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo và Thủ tướng của các quốc gia Trung Đông. Và dĩ nhiên mục tiêu tiếp theo là phải buộc các nước còn lại “vào guồng máy do Mỹ lãnh đạo”.

Bằng cách nào đây? Ngoài CIA ra, Mỹ còn “một Át chủ bài” tại chỗ - Hoàng tử Arabia Saudi Bandar bin Sultan. Nguồn tin của một trong những quan chức cao cấp nhất của Lebanon đã “bật mí” về tham vọng không cùng của Bandar. Do mẹ của ông ta không phải từ dòng dõi hoàng gia nên Bandar không đủ điều kiện để trở thành vua của Arabia Saudi. Và vì vậy, Hoàng tử Bandar phải “trổ tài hết mình” để làm bất cứ điều gì Mỹ yêu cầu. Đổi lại, CIA phải hỗ trợ ông ta leo lên ngai vàng. Syria chính là “chìa khóa” để Hoàng tử Bandar leo lên đỉnh cao quyền lực.

Quan chức này còn chính thức giải thích thêm về sự cấp thiết của việc gây sức ép lên Tổng thống Obama đưa quân xâm lược Syria. “Nhu cầu địa chính trị” khiến phải làm giảm ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông và cũng là “hành động cần thiết” để đáp trả sự từ chối trao trả Edward Snowden của Kremlin cho CIA. Quan chức trên còn nói rằng, nền kinh tế đang phát triển và thịnh vượng của Nga và nền kinh tế Mỹ đang suy yếu gây đã gây ra “cái nhìn” của các nước trong khu vực hướng tới Kremlin và điều này là không thể chấp nhận được đối với “thể chế khu vực và toàn cầu”.

Các bối cảnh đó “giống như nước đục để nuôi cò” và Hoàng tử Bandar liền tận dụng để tạo ra “vị thế mới” cho mình trong nước, khu vực và quốc tế bằng những nước cờ “liều lĩnh” chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao quốc tế. Trong một cuộc diện kiến tại điện Kremlin, ông ta đã đề nghị Tổng thống Nga Putin “bán đứt” Tổng thống Syria Assad cho Arabia Saudi với giá 15 tỷ USD thông qua “chương trình mua vũ khí khủng của Moscow”. Khi bị bẽ mặt, Bandar liền đe dọa an ninh của Thế vận hội do Nga tổ chức tại Sô-chi sẽ “có vấn đề” với quân khủng bố do ông ta “nuôi trong tay áo”. Để đáp trả lại, Kremlin ra lệnh cho lực lượng vũ trang Nga “san phẳng” Arabia Saudi bằng đòn tấn công chớp nhoáng, nếu Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khơi mào một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Sau tuyên bố này của Tổng Tham mưu trưởng Putin, Arabia Saudi đã phải đặt mình trong “tình trạng báo động cao nhất” và Mỹ phải đưa Harrounh ra làm… “vật tế thần”.

Tránh bẫy của CIA

Trong quá khứ, vào những năm đầu của thập kỷ 60, CIA đã hậu thuẫn cho lính đánh thuê tiến hành cuộc đổ bộ vào Vịnh con lợn nhằm lật đổ chính quyền non trẻ tại Cuba và sau đó đẩy cuộc khủng hoảng tên lửa ở quốc đảo này gần tới một cuộc đối đầu hạt nhân khiến ngày tận thế của nhân loại chỉ còn trong gang tức. Bài học đó không bao giờ phai nhòa trong trí nhớ loại người, nhưng lại được lặp lại khi CIA tạo dựng thông tin giả mạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt để biện minh cho cuộc xâm lược Iraq. Năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell còn trình trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một chất độc màu trắng trong ống nghiệm, dường như được CIA tìm thấy ở Iraq. Năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian London, ông Powell tự thừa nhận rằng đó là sự lừa dối, CIA và Lầu Năm Góc cung cấp những thông tin không được xác minh…

Tưởng “kịch bản vũ khí hóa học” đến đây chắc chắn sẽ vứt vào sọt rác vì quá cũ thì đột nhiên CIA và Saudi Arabian lại “lặp lại” ở Syria với mức độ đặc biệt nguy hiểm - có thế đẩy thế giới lâm vào Thế chiến III. Nguy hiểm của hoạt động này là ở chỗ nó phớt lờ mọi nguyên tắc cũng như luật pháp Mỹ và được tiến hành “sau lưng” Tổng thống Obama nhằm “định hướng” cho chính sách dùng súng đạn thay đối thoại hòa bình của các chính trị gia.

May mắn thay, cũng như trong vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, các chính khách và cả Tổng thống Obama đã có cái nhìn rất tỉnh táo và do đó không bị rơi vào “cái bẫy của CIA” nên thế giới đã tránh được một cuộc chiến khu vực dẫn tới cuộc chiến toàn cầu.

Theo Dân Việt

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.