Clip ác mộng khi đối đầu với thủy quái đại dương ăn thịt ánh sáng:
Dưới môi trường biển sâu, nơi hầu hết ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận, các nhà sinh vật học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ thuộc Viện Smithsonian đã tìm thấy một trong những vật chất đen nhất từng được biết đến, đó là da của các loài cá biển đen, cá rồng đen Thái Bình Dương, chúng còn được gọi bằng cái tên đầy ám ảnh: Quái vật biến dị.
Cá rồng đen sống ở đáy biển ở độ sâu 5000m mặc dù rất ít ánh sáng tự nhiên có thể chiếu xuyên qua được 200m nước biển.
Da của những loài cá này là một trong những vật liệu đen nhất Trái Đất, thậm chí khi ánh sáng mạnh chiếu vào chúng vẫn có khả năng hấp thụ gần như hoàn toàn và nhìn không khác gì một cái bóng.
Trong báo cáo trên tạp chí Current Biology hôm 16/7 vừa qua, nhóm nghiên cứu do hai nhà khoa học biển Karen Osborn và Sönke Johnsen dẫn đầu tiết lộ làn da của những sinh vật này gần như "tàng hình" dưới biển sâu ngay cả khi xung quanh có phát quang sinh học mạnh.
Khả năng hấp thụ ánh sáng của các loài cá biển sâu này cũng phụ thuộc vào sắc tố melanin như hầu hết sinh vật khác, nhưng sự khác biệt nằm ở cách chúng được sắp xếp.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện về loài cá rồng này có thể được ứng dụng để tạo ra những vật liệu nhân tạo siêu đen giúp cải tiến công nghệ quang học và ngụy trang trong tương lai.
Cá rồng đen cũng là sinh vật bí ẩn đã phát ra âm thanh khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm lời giải.
Trước đó, các nhà khoa học phát hiện âm thanh "u u" khoảng 3 đến 6 decibel kéo dài 1 đến 2 giờ tùy ngày, chúng xuất hiện khi các sinh vật biển trồi lên bề mặt kiếm ăn vào lúc chập tối, giống như tiếng gõ kẻng báo hiệu bữa ăn bắt đầu.
Vùng biển sâu là nơi ánh sáng không đến được. Bóng tối sẽ bảo vệ những sinh vật bé nhỏ khỏi nanh vuốt của những kẻ mang danh thủy quái, nhưng thật đáng sợ khi một ngày nào đó, những sinh vật ấy đổ bộ mặt biển khi mặt trời lên.
Nguyên Anh (Nguồn Scitech Daily)