Nhân viên kiểm lâm đã giải cứu một con rắn hổ mang chúa dài 3,7 mét trong khuôn viên của một ngôi đền ở Courtalam, quận Tirunelveli, bang Tamil Nadu, Ấn Độ.
Sau khi nhận được thông báo, các nhân viên kiểm lâm và nhân viên sở cứu hỏa đã nhanh chóng đến hiện trường.
Họ đã tìm thấy một con rắn hổ mang và giái cứu nó sau một thời gian dài vật lộn.
Được biết, con rắn hổ mang chúa sau đó đã được thả về một nơi thuộc Khu bảo tồn hổ Kalakkad Mundanthurai, nằm trong các khu rừng mưa trên núi Tây Nam Ghats.
Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới, con trưởng thành có thể dài tới hơn 5,5 m. Loài vật này phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Nọc độc của chúng chứa lượng lớn độc tố thần kinh, có thể gây chết người sau một nhát cắn.
Hải Vân (T/h)