Nếu tơ nhện vẫn được coi là loại vật liệu có khả năng chịu lực phi thường thì nhện Vỏ Cây Darwin chính là loài sở hữu thứ tơ "xịn sò" nhất. Tơ của nhện Vỏ Cây Darwin dai gấp đôi tơ nhện thường và gấp mười lần sợi Kevlar – loại sợi dùng để chế tạo áo chống đạn, có kích thước tương đương.
Loài nhện này được phát hiện lần đầu tiên tại Madagascar (Mỹ) vào năm 2009. Con nhện cái có kích thước cơ thể dài khoảng 1,8 - 2,2cm, con đực nhỏ hơn nhiều so với con cái, kích thước chỉ bằng đầu ngón tay cái, nhưng khả năng phóng tơ của loài nhện này hoàn toàn tỉ lệ nghịch với sự nhỏ bé đó. Như vậy độ dài của sợi tơ mà nhện Darwin có thể tạo ra là gấp 3.727 lần cơ thể của chúng.
Để tạo mạng nhện, những con nhện cái sẽ bắn một sợi tơ kéo dài liên tục, theo chiều gió nó có thể kéo dài 25m. Khi chiếc cầu tơ nhện hoàn thành, con nhện sẽ tạo ra lớp mạng nhện ngay chính giữa, kích thước lên đến 3m để săn những con mồi bay trên mặt nước. Sau khi tạo sợi tơ thành công, nhện sẽ bắt đầu thăm dò xem trên sợi tơ có thứ gì nguy hiểm hay không. Kích thước to lớn của chiếc mạng nhện khiến nhiều người lầm tưởng kẻ tạo ra nó là một con nhện kích thước rất lớn, sự thật nhện Darwin không lớn như vậy.
Nếu có nguy hiểm, nhện sẽ cố gắng cắt sợi tơ ở điểm dài nhất mà nó có thể tiếp cận được. Sau đó, con nhện sẽ quay trở lại vị trí xuất phát, thu phần tơ nhện còn lại và ăn toàn bộ tơ để "tái sử dụng" cho những lần sau.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)
Video: BBC