Clip: Cận cảnh tiêm kích Su-27 và Su-30 của Nga rượt đuổi B-52 của Mỹ

Clip: Cận cảnh tiêm kích Su-27 và Su-30 của Nga rượt đuổi B-52 của Mỹ

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 5, 17/09/2020 11:03

Đoạn video ngắn ghi lại cuộc đụng độ của chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 của Nga và máy bay ném bom B-52 của Mỹ trên biển Đen.

image
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga chao lượn xung quanh B-52 của Mỹ


AMN dẫn thông tin từ bộ Quốc Phòng Nga, cho biết lượng lượng phòng không của quân đoàn miền Nam đã phát hiện 3 máy bay ném bom của Mỹ bay gần không phận Nga trên biển Đen.

Ngay sau đó, đơn vị đã điều động 2 chiến đấu cơ Su-30 và Su-27 đến tiếp cận mục tiêu và hộ tống máy bay lạ tránh xâm phạm biên giới Nga. Theo đó, các mục tiêu Mỹ được xác định là máy bay thả bom chiến lược B-52H.

B-52H là loạt máy bay ném bom cuối cùng trong số 744 chiếc B-52 được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Không quân Mỹ đang vận hành 75 chiếc B-52H. Dòng máy bay này được biên chế cho lực lượng không quân trong khoảng thời gian giữa tháng 5/1961 đến tháng 10/1962.

B-52H ban đầu có vai trò là máy bay ném bom hạt nhân, tuy nhiên qua nhiều thập kỷ, nó được sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm “tấn công hạt nhân chiến lược, hỗ trợ trên không, đánh chặn trên không, tiến hành các hoạt động phản công và hoạt động hàng hải”, theo mô tả của không quân Mỹ.

Tính linh hoạt của B-52H khiến loại khí tài này trở nên vô giá đối với không quân Mỹ, vốn đang có ý định giữ B-52H hoạt động trong thời gian lâu nhất có thể. B-52H có khả năng mang hơn 31kg bom dẫn đường bằng lazer, bom dẫn đường GPS, bom không điều khiển và tên lửa hành trình phóng từ trên không JASSM cùng với thủy lôi Quickstrike.

Để thực hiện sứ mệnh hạt nhân, B-52H có thể mang theo tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86.

B-52 dự kiến sẽ có ưu thế vượt xa cả máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, với kế hoạch trang bị các động cơ mới, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Mỗi chiếc B-52 được trang bị 8 động cơ Pratt & Whitney TF 33-PW-103, cùng loại với các động cơ được sử dụng từ đầu những năm 1960. Động cơ này giúp máy bay có phạm vi hoạt động hơn 14.000km mà không cần tiếp nhiên liệu. Giống như TF-33, TF33-PW-103 vẫn dựa trên nêng tảng công nghệ cũ có tuổi đời khoảng nửa thế kỷ.

Công nghệ Turbofan (TF) đã đi được một chặng đường dài và ngày nay đã sẵn có các động cơ ngày càng mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Phần lớn sự đổi mới đó đã được ngành hàng không thương mại thúc đẩy.

Bá Di

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.