Cảnh quay cảnh con rắn bò lên kính chắn gió của một chiếc xe khách đang di chuyển. Nguồn: Newsflare.
Đoạn phim, được ghi lại trên một con đường ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc cho thấy con rắn trườn qua kính chắn gió trước khi dừng trên cần gạt nước.
Theo tin tức địa phương, một trong những hành khách sau đó đã dùng gậy loại bỏ con vật. Sau đó, con rắn được thả vào một bụi rậm gần đó.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Theo thông tin trên Vnexpress, khi bệnh nhân bị rắn cắn cần giữ yên vì càng cử động mạnh nọc càng lan nhanh ra cơ thể. Nếu nạn nhân bị cắn vào chân thì không cho phép đi lại, phải tìm cách đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Chú ý không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì có thể không hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
Trong lúc đó cần băng vùng bị cắn bằng một dải băng chun khổ rộng hay vải sạch để làm chậm tốc độ lan truyền của nọc độc. Giữ tay hoặc chân cố định, băng chặt vừa phải vì nếu chặt quá sẽ làm nghẽn mạch ở cổ tay hay chân. Nếu không thấy mạch, người sơ cứu cần nới băng một chút. Quấn băng vòng quanh tay hoặc chân và quấn cao lên cả cánh tay hay tới đầu gối, tuy nhiên phải nhớ kiểm tra mạch. Sau đó quấn vào nẹp để hạn chế cử động.
Đá lạnh cũng có tác dụng giảm đau và làm chậm độ lan truyền của chất độc. Sau khi bọc tay hoặc chân (nơi có vết rắn cắn) bằng một tờ nilon và vải dày, chườm đá được nghiền nát quanh nó.
Chú ý nếu chườm đá quá lạnh có thể làm tổn thương da và thịt, khi đủ lạnh vùng bị thương sẽ bắt đầu đau. Vì vậy, nên để nạn nhân quyết định có bỏ chườm đá trong vài phút hay không.
Trúc Chi (t/h)