Ngày 11/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi gặp gỡ với đại diện của 25 trường phổ thông tư thục về những nội dung liên quan tới Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban này cho rằng, những bức xúc tại hội thảo ngày 8/5 (Hội thảo Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi) - có thể xuất phát từ những điểm hiểu lầm tại các điều trong bản dự thảo.
Về Khoản 3, Điều 56, ông Phan Thanh Bình nói do lỗi kỹ thuật thể hiện trong văn bản dẫn đến hiểu nhầm, họ sẽ sửa lại như sau:
- Cuối tiết a): thay dấu “chấm phẩy” (;) bằng dấu chấm hết câu (.)
- Đưa toàn bộ các dòng sau tiết b, nhập vào tiết này. Nghĩa là “thành viên trong trường và ngoài trường” thuộc tiết b, không thuộc tiết a".
Về Điều 100, giải thích từ “pháp nhân” của nhà trường, thầy Khang kể: “Một thành viên là Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội tham dự cho biết, ban soạn thảo có ý tưởng tới đây, các nhà đầu tư sẽ phải thành lập công ty để sở hữu và quản lý trường, kể cả trường dân lập lẫn trường tư thục. Pháp nhân nhà trường này trong luật Doanh nghiệp và kể cả luật Dân sự được định nghĩa là công ty sắp được thành lập".
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường THCS & THPT Marie Curie (Hà Nội) “chốt” lại với phóng viên báo Người Đưa Tin: “Sau buổi gặp, sắc mặt thầy có “bơ phờ” chút chút nhưng thấy vui, vì các nhà lập pháp cũng như những người bị điều chỉnh bởi luật Giáo dục đã “gặp nhau”... Và con tim mọi người đã vui trở lại.