Clip: Mỳ Ý và quy trình sản xuất khiến bạn phải "chảy nước miếng"

Clip: Mỳ Ý và quy trình sản xuất khiến bạn phải "chảy nước miếng"

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 6, 22/03/2019 10:46

Trong tiếng Ý, "pasta" là tên gọi chung cho các món mỳ hay nui làm từ bột mỳ, mà chúng ta vẫn hay gọi đơn giản là mỳ Ý.

image

Mỳ Ý và quy trình sản xuất khiến bạn phải chảy nước miếng

Có nhiều ý kiến trái ngược về nguồn gốc ra đời của "món mỳ đến từ nước Ý" này. Quan điểm phổ biến nhất cho rằng, mỳ sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, mỳ sợi được nhà thám hiểm Marco Polo mang về “đất nước hình chiếc ủng” sau chuyến du hành 24 năm khắp miền Viễn Đông của ông và tạo ra "biến thể" mỳ kiểu nước Ý. Một ý kiến khác lại chỉ ra pasta đã có từ thời Etrusca và La Mã cổ đại. Vào thế kỉ 13 (thời Marco Polo sống), người ta đã bắt đầu nấu những món mỳ từ loại lúa mỳ cứng là Lagane (một thành viên thuộc gia đình mỳ Ý).

Giải trí - Clip: Mỳ Ý và quy trình sản xuất khiến bạn phải 'chảy nước miếng'

Món ăn này nhanh chóng được yêu thích đến nỗi vào thế kỷ 15, nó đã chiếm vị trí quan trọng trong nền ẩm thực của Ý. Cũng thời gian đó người ta bắt đầu bán mỳ Ý dạng bánh có nhân hoặc nui với hành và pho mát bào nhỏ rắc lên phía trên.

Ngày nay, Pasta đang dần trở thành món ăn thông dụng với người dân ở nhiều nước trên thế giới, vì nó rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác. Cà chua, nấm, rau cải, thịt heo, thịt bò, hải sản… đều có thể chế biến chung với pasta, cho ra những món ăn đủ thành phần dinh dưỡng và phù hợp với nhiều khẩu vị. Nổi tiếng nhất trong các loại Pasta có thể nhắc tới món mỳ Spaghetti lừng danh. 

Giải trí - Clip: Mỳ Ý và quy trình sản xuất khiến bạn phải 'chảy nước miếng' (Hình 2).

Mỳ Ý được làm chủ yếu từ bột semolina và nước. Ban đầu người ta sẽ đổ bột semolina vào các xi lô chứa. Mỗi một xi lô có thể chứa được 30 tấn bột semolina, loại bột làm từ hạt lúa mì cứng màu phổ phách. Bột sẽ được cho vào máy nhào tốc độ cao cùng với nước trong khoảng từ 5 cho đến 10 giây. Chiếc máy này có thể nhào từ 1 đến 2 tấn bột trong một giờ. Bột sau khi nhào sẽ được cho xuống một máy trộn mở rồi được chuyển sang một máy trộn chân không. Rồi tiếp tục đi qua các khuôn tạo hình. Với từng loại mỳ khác nhau mà người ta có các khuôn tạo hình khác nhau: hình tròn, trái tim, sao, tam giác,…

Bột sau khi nhào được đẩy vào khuôn, lưỡi dao xoay tròn cắt được 12 nghìn sợi mỳ mỗi phút. Một con số cho thấy năng suất làm việc rất cao. Các sợi mỳ qua khuôn tạo thành các sợi lượn song dài khoảng 107 cm. Các sợi mỳ sẽ được vắt lên cao để phơi khô ở nhiệt độ khoảng 65 độ C. Sự bố trí các sợi mỳ theo chiều dọc sẽ giúp cho hình thức của chúng bắt mắt và đẹp hơn.

Sau 15 giờ phơi khô, máy sẽ cắt các sợi mỳ thành 4 phần dài khoảng 25 cm. Sau đó chúng sẽ được cắt nhỏ theo chiều dài cho phù hợp. Dây chuyền đóng gói có thể đóng gói 10 bao mỳ nặng 4kg trong thời gian một phút.

Hải Vân (tổng hợp)

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc Khám phá những sản phẩm độc đáo nhất thế giới trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 10h sáng hàng ngày.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.