Những đám mây dạ quang này thường xuất hiện vào mùa hè khi tinh thể pha lê tích tụ trên thiên thạch li ti nằm ở tầng giữa của khí quyển. Sự tụ họp sẽ tạo ra một dải ánh sáng màu xanh có thể nhìn thấy được vào thời gian chạng vạng.
Để có thể ghi lại cảnh tượng kỳ ảo này, NASA đã sử dụng một khinh khí cầu khổng lồ được trang bị 7 camera có độ phân giải cao cùng hệ thống xử lý hình ảnh tự động. Khinh khí cầu PMC Turbo khởi hành vào đầu tháng 7 ở Thụy Điển và hạ cánh 5 ngày sau đó ở Canada.
Những hình ảnh về hiện tượng này chỉ mới được công bố gần đây.
Mục tiêu của các nhà khoa học là tìm hiểu quá trình hình thành hiện tượng này, từ đó nắm được bản chất và những hệ quả nó có thể gây ra. Một trong những nhân tố cấu thành nên hiện tượng này là sức đẩy của không khí - khi không khí được núi đồi đẩy ngược lên, mang theo năng lượng từ dưới khí quyển lên tầng giữa. Hiện tượng này được gọi là những lớp sóng trọng lực. Chính hiện tượng này sẽ là chìa khóa để các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu bản chất thật sự chuyển động của đại dương, sông hồ và các môi trường khác. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác dự báo thời tiết và đối phó với thiên tai.
Tôn Vỹ (Dịch)