Clip: Nhóm du khách chạm trán hổ dữ và diễn biến gay cấn phía sau

Clip: Nhóm du khách chạm trán hổ dữ và diễn biến gay cấn phía sau

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 7, 13/05/2023 08:00

Dường như tức giận vì bị xâm phạm lãnh thổ, con hổ đã lao ra gầm gừ rồi định tấn công nhóm du khách.

image

Video - Clip: Nhóm du khách chạm trán hổ dữ và diễn biến gay cấn phía sau

Nguồn clip: Twitter

Khoảnh khắc thót tim này được một du khách ghi lại trong chuyến tham quan ở Công viên Quốc gia Jim Corbett, bang Uttarakhand, Ấn Độ.

Trong clip, chiếc xe jeep mui trần đang dừng lại giữa rừng để khách du lịch có thể quan sát và chụp ảnh thì một con hổ đột nhiên xuất hiện. Con hổ sau đó lao ra khỏi bụi rậm rồi gầm gừ để đe dọa nhóm du khách. Thậm chí, nó còn đuổi theo và định tấn công nhóm người này.

Những người có mặt trên xe không khỏi hoảng sợ trước phản ứng của con hổ. May mắn là tài xế đã nhanh chóng lùi xe lại và la hét để đe dọa con hổ. Cuối cùng, con vật hung dữ đã từ bỏ ý định tấn công.

Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý. Đa số người xem đều sợ hãi khi chứng kiến cảnh tượng này.

Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) là phân loài hổ sinh sống chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và một số nước châu Á. Con mồi của chúng gồm hươu nai, lợn rừng, bò tót, một số động vật nhỏ như thỏ, nhím, công, đôi khi cả gia súc gia cầm.

Một con hổ Bengal đực trưởng thành có thể nặng tới 190 kg và dài 2,7 mét. Răng của chúng có thể dài 10 cm trong khi bộ móng vuốt cực khỏe cho phép chúng trèo cây. Hổ Bengal có thể ăn tới 40 kg thịt mỗi lần kiếm ăn và nhịn ăn trong 3 tuần sau đó.

Loài động vật này nằm trong danh mục loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế từ năm 2008. Ước tính có chưa đến 2.500 cá thể sót lại trong tự nhiên vào năm 2011. Hổ Bengal bị đe dọa bởi nạn săn trộm, mất và phân mảnh môi trường sống.

Được biết, Ấn Độ là nơi sinh sống của 70% dân số hổ trên toàn thế giới. Cơ quan Bảo tồn Hổ quốc gia (NTCA) của Ấn Độ đã cho xây dựng 50 khu bảo tồn hổ vào năm 1973 để bảo vệ loài động vật nằm trong danh sách bảo tồn này.

Hải Vân (T/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.