Clip dại dột xem thường hổ mang chúa và cái kết bẽ bàng:
Trăn vua là loài trăn phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và chúng cũng là loài bò sát dài nhất thế giới, trong khi đó kẻ thù của chúng cũng là loài rắn độc dài nhất thế giới.
Tại phía Nam Kalimantan - một tỉnh của Indonesia, một con trăn vua bắt gặp tấn công đối thủ là hổ mang chúa. Chủ quan bởi lợi thế dưới nước cùng kích thước khủng, trăn vua đã có một nước đi sai lầm quên mất rằng hổ mang chúa là kẻ thân mang nọc độc chết người.
Tình huống nguy hiểm xảy ra, hổ mang chúa không ngần ngại cắn nhiều nhát chí mạng lên sống lưng trăn vua khiến trăn vua "đờ đẫn" choáng vàng vì ngấm độc.
Con trăn chỉ có thể giữ cho cơ thể nổi trên nước bằng cách bám vào một cành cây to, tuy nhiên điều đó cũng không thể giúp nó có thể sống sót được.
Nọc độc của hổ mang chúa đã phát huy tác dụng, khi ở dưới nước thì con trăn cũng khó lòng có thể phản công bằng cách quấn siết lấy đối thủ, do đó nó dã phải ngoan ngoan để cho hổ mang kéo lên gần bờ để ăn thịt.
Trăn vua được mệnh danh là loài trăn dài hơn cả loài trăn lớn nhất về trọng lượng là anacoda từ 2 đến 3,5 m với chiều dài cơ thể lên tới 6,95 mét (lịch sử từng ghi nhận có con còn lên tới gần 10 m), giúp chúng nắm giữ ngôi vị loài bò sát dài nhất thế giới.
Tuy không có nọc như rắn hổ mang chúa nhưng cách hạ gục con mồi của trăn vua là dùng cơ thể to lớn của mình để siết chặt nạn nhân. Mỗi lần con mồi của chúng thở ra thì nó sẽ lại quấn siết mạnh hơn, từng chút từng chút một để con mồi chết ngạt, việc quấn siết cũng khiến con mồi tử vong vì gãy xương hay vỡ nội tạng, tiện cho việc nuốt nạn nhân sau đó.
Hổ mang chúa đứng đầu chuỗi động vật có nọc độc chết người. Tuy to lớn nhưng loài rắn này lại cực kỳ nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Vũ khí đáng sợ và lợi hại nhất của chúng chính là cấu trúc bộ răng proteroglyph có thể tiết nọc độc cực mạnh khiến cả 1 con voi hay 20 người lớn chết lập tức nếu trúng lượng nọc này.
Nguyên Anh (Tổng hợp)