Một nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Shinji Sugiura (nhà sinh thái học tại Đại học Kobe, Nhật Bản) được công bố trên tạp chí Current Biology cho thấy, con mồi của ếch đốm đen đã quyết định sống thêm một thời gian nữa mặc dù đã đi qua toàn bộ đường tiêu hóa của kẻ săn mồi.
Nhà nghiên cứu này cũng cho biết biết đây là nghiên cứu đầu tiên cho rằng con mồi có khả năng thúc đẩy sự bài tiết như một phần trong kế hoạch trốn thoát của nó. Trong khoảng 24 giờ sau khi nuốt con mồi, loài ếch trong nghiên cứu luôn thải ra những phần chưa được tiêu hóa hết của con mồi.
Tiến sĩ Sugiura cho biết, trong quá trình này, con mồi đôi khi sống sót trong đường tiêu hóa có phần khắc nghiệt và thiếu oxy của ếch, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tốc độ nó đi qua hệ tiêu hóa. Thông thường, vì cơ hậu môn của ếch đóng chặt, những con bọ nhỏ không thể trốn thoát trừ khi chúng khiến con ếch mở nó ra.
Nhưng trong vòng 6 giờ sau khi ăn, con ếch trong thí nghiệm đã thải ra con bọ cánh cứng vẫn hoàn toàn sống. Theo nghiên cứu, khoảng 90% tất cả bọ cánh cứng bị nuốt sống đều có thể sống sót.
Trong một thí nghiệm khác, Sugiura dùng sáp buộc chân bọ cánh cứng lại để xem nó có thể tự di chuyển qua đường tiêu hóa của ếch hay không. Ông đã phát hiện ra rằng tất cả những con bọ cánh cứng bị buộc chân đều chết trong bụng ếch và được thải ra trong phân ếch sau 24 giờ.
Sugiura cho biết, bọ cánh cứng có thể kích thích ruột ếch nhằm thúc đẩy sự bài tiết để chúng nhanh chóng trốn thoát về thế giới bên ngoài.Theo nghiên cứu, các hành vi tương tự cũng được quan sát thấy ở bốn loài ếch khác.
Công Hiếu (t/h)