Đoạn clip được ghi lại tại Satyabadi, bang Odisha, Ấn Độ.
Cụ thể, Harish Chandra Parida đã bất ngờ phát hiện thấy một con rắn hổ mang khổng lồ trong bếp của mình. Ngay sau đó, Parida đã gọi đường dây nóng trợ giúp và một tình nguyện viên tên Susant Behera đã có mặt.
Trước sự ngạc nhiên của Susant, con rắn hổ mang bắt đầu di chuyển và nôn ra một thứ gì đó. Ban đầu, Susant nhìn thấy một cái đuôi, sau đó là phần thân của một con rắn nhỏ hơn.
"Khi cảm thấy nguy hiểm, rắn thường nôn ra bữa ăn của mình để trốn nhanh hơn. Tuy nhiên, một con rắn hổ mang nôn ra rắn hổ mang chắc chắn là cảnh tượng hiếm gặp", Subhendu Mallik, người đứng đầu đường dây trợ giúp cho biết.
Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất hành tinh. Khi đối đầu, chúng có thể nâng lên đến một phần ba cơ thể của nó lên khỏi mặt đất và tiến lên để tấn công.
Nọc độc của rắn hổ mang không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc nhưng lượng chất độc mà chúng cung cấp trong một vết cắn đủ để giết chết 20 người hoặc thậm chí một con voi. Loài này chủ yếu ăn các loài rắn khác kể cả rắn có nọc độc và không có nọc độc. Chúng cũng sẽ ăn thằn lằn, trứng và động vật có vú nhỏ.
Sau khi con mồi bị hạ gục, rắn hổ mang bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu. Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.
Các nhà khoa học kết luận rằng rắn hổ mang thường xuyên ăn đồng loại của mình. Theo một đánh giá gần đây, ⅓ khẩu phần ăn của rắn hổ mang là đồng loại của chúng. Nhưng vì nguy cơ chấn thương cao do tấn công con mồi nên theo tiến hóa, dần dần những con rắn hổ mang ít ăn đồng loại hơn thậm chí hiếm. Mặc dù vậy, rắn vẫn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên.
Hải Vân (T/h)