Theo tính toán của các nhà khoa học, bên ngoài không gian trái đất hiện có đến 34.000 vật thể nhân tạo đường kính hơn 10cm, đang bay quanh trái đất với tốc độ gấp 10 lần vận tốc của một viên đạn.
Đây chính là lượng rác, từ các vệ tinh nhân tạo bị hỏng hóc… hoặc đã ngừng hoạt động. Cùng với đó là vô số mảnh vỡ của các tên lửa cũ đã từng được sử dụng của con người. Nếu một trong số lượng rác này va chạm vào tàu vũ trụ thì hậu quả thật khó lường.
Công việc thu gom, phân loại, và tái chế rác dưới mặt đất vốn đã không hề đơn giản, thì việc tái chế rác thải vũ trụ còn khó khăn hơn gấp bội. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) mong muốn dọn dẹp rác trên vũ trụ với sự trợ giúp của AI. ESA hiện có kế hoạch thực hiện một sứ mệnh loại bỏ các mảnh vỡ không gian bằng Trí tuệ nhân tạo có tên ClearSpace-1, dự kiến sẽ chính thức diễn ra vào năm 2025.
Con tàu sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành, một hệ thống camera vô cùng hiện đại. Trí tuệ nhân tạo sẽ dùng camera để quét những mảnh vỡ trôi nổi trong quỹ đạo Trái đất. Khi phát hiện ra mục tiêu, nó sẽ dùng cánh tay robot thu gom và kéo chúng trở lại bầu khí quyển trước khi đốt cháy hoàn toàn.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)