Tại điểm thi đại học Công nghiệp Hà Nội, ngay khi thời gian làm bài còn 30 phút, nhưng đã có nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi. Nhận định về đề thi năm nay, nhiều em cho rằng đề thi khó và lạ.
Tuy nhiên, dưới góc độ giáo viên, thầy giáo Đặng Ngọc Khương cho rằng, phần đọc hiểu chọn được ngữ liệu hay, có chiều sâu về mặt nhận thức, có giá trị giáo dục và giá trị thực, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các câu hỏi nhỏ ở phần đọc hiểu tương ứng với từng mức độ: Nhận biết – thông hiểu – vận dụng và vận dùng cao. Câu 1, 2 là câu hỏi nhận biết. Câu 3 là câu thông hiểu. Câu 4 – câu hỏi vận dụng cao, hỏi theo hướng mở, có khả năng kích thích được tư duy chủ động của người làm bài.
Phần nghị luận xã hội đã khai thác tốt vấn đề từ ngữ liệu đọc hiểu, chọn được chủ đề phù hợp, thiết thực với lứa tuổi học trò, gắn kết được kĩ năng văn học với những nhận thức về đời sống về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc khai thác, đánh thức tiềm năng đất nước và tiềm năng trong chính bản thân mình.
Phần nghị luận văn học không phải quá mới mẻ, đánh đố về kiến thức, tuy nhiên học sinh cần có kĩ năng phân tích, liên hệ mới đảm bảo đủ ý. Đề yêu câu phân tích sự đối lập trong cách miêu tả hiện thực ở hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) và “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) từ đó rút ra nhận xét về cách nhìn hiện thực của tác giả.
Xem thêm clip Hi hữu: Thí sinh quên ký tên sau khi nộp bài thi Ngữ văn, sinh viên tình nguyện nhớn nhác tìm