Đồ họa: Next Media
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu cho biết "vằn hổ" dài khoảng 130km với nhiều đường nứt chạy song song với nhau ở khoảng cách 35km. Các vết nứt thường xuyên phun ra nước và băng, khác hẳn mọi cấu trúc tồn tại trên những mặt trăng đóng băng.
Do khoảng cách giữa Enceladus và sao Thổ luôn biến động, lực hấp dẫn của hành tinh kéo giãn và làm cong mặt trăng. Hiệu ứng này tỏ ra nhiệt ngăn Enceladus đóng băng hoàn toàn. Lực hấp dẫn còn mạnh đến mức làm thay đổi hình dáng mặt trăng dẫn tới áp lực tạo ra "vằn hổ" đầu tiên trên Enceladus.
Khi đại dương ở bề mặt Enceladus phun nước qua khe nứt, những vòi phun đông cứng rơi trở lại mặt trăng. Trọng lực của băng và tuyết tích tụ gây áp lực lên dải băng gần đó làm vỡ lớp vỏ theo các đường song song. Những đường nứt tạo thêm các "vằn hổ" khác trên bề mặt Emceladus.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Mỹ cuối cùng cũng đã giải mã được bí ẩn "vằn hổ" xanh trên mặt trăng băng giá Enceladus, thiên thể được cho là có sự sống đang quay quanh sao Thổ.
Theo nhà thiên văn Max Rudolph từ Đại học California, thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã tạo nên một mô hình máy tính từ các dữ liệu mà NASA thu thập được trong những năm qua để tìm hiểu về các lực vật lý tác động tới mặt trăng này.
Một điểm khá lạ mà họ tìm ra đó là không phải toàn bộ mặt trăng đều có "vằn hổ", mà nó chủ yếu nằm ở cực Nam của thiên thể. Phát hiện này đưa đến một ý nghĩa lớn hơn nếu đó là những khe nứt sâu liên tục có nước thông thương, thì đó chính là đường vào đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá của Enceladus.
Năm 2015, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã phát hiện ra các luồng hơi nước nóng phun ra từ một trong những mặt trăng của sao Thổ - Enceladus và từ đó gần như có thể khẳng định về sự tồn tại của các đại dương lớn bên dưới bề mặt băng giá của mặt trăng này.
Hải Vân (Tổng hợp)