Clip: Tranh giành “thân phận”, hổ mang chúa lao vào cắn rách mồm người em song sinh

Clip: Tranh giành “thân phận”, hổ mang chúa lao vào cắn rách mồm người em song sinh

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 15/07/2020 09:39

Không nhân nhượng dù là đồng loại, 2 con rắn hổ mang chúa cực khủng liên tục giáng vào đối thủ những cú mổ chết chóc.

Clip cận cảnh huyết chiến của cặp đôi song sinh hổ mang chúa khủng:

Clip cận cảnh huyết chiến của cặp đôi song sinh hổ mang chúa khủng

Có vẻ như cuộc chiến không cân sức của hai con hổ mang chúa không có hồi kết khi đã nhiều giờ trôi qua, hai "anh em song sinh" có kích thước khủng này vẫn chưa phân định kẻ thua người thắng.

Rắn hổ mang phát hiện con mồi thông qua rung động thị giác khá tốt, chúng có thể nhìn thấy đối thủ trong tầm di chuyển cách nó 100m.

Bởi vậy, khi cảm nhận thấy đối thủ đến gần, hổ mang chúa đã tấn công và quấn siết đối thủ trước khi nó kịp sử dụng nọc độc để phản đòn, nhưng không ngờ, đó lại là anh em song sinh với mình.

Cộng đồng mạng - Clip: Tranh giành “thân phận”, hổ mang chúa lao vào cắn rách mồm người em song sinh

 

Không phải kẻ dễ chơi, con hổ mang chúa còn lại tặng cho người anh em hai cú mổ vào giữa đầu, găm nọc độc chết chóc về phía đối thủ.

Cộng đồng mạng - Clip: Tranh giành “thân phận”, hổ mang chúa lao vào cắn rách mồm người em song sinh (Hình 2).

 

Nhiều giờ trôi qua, cuộc chiến bất phân thắng bại giữa hai con hổ mang chúa giống y hệt nhau vẫn kéo dài.

Ai là người chiến thắng, ai là kẻ thua cuộc? Mời các bạn theo dõi hết video để có đáp án.

Rắn hổ mang là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m, còn trung bình sẽ là 3 đến 4 m tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống của chúng, còn cân nặng trung bình sẽ vào khoảng 6 kg, tuổi thọ trung bình tới 20 năm.

Tuy to lớn như vậy nhưng loài rắn này lại cực kỳ nhanh nhẹn và linh hoạt, chúng cũng được đánh giá là loài rắn thông minh nhất, con mồi của chúng chính là các loài rắn khác và thậm chí cả đồng loại.

Với cấu tạo đầu to và đồ sộ, cấu tạo xương hàm của hổ mang chúa giúp chúng có thể mở ra rất rộng để nuốt mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo nhau tại hàm dưới, vũ khí đáng sợ và lợi hại nhất của chúng chính là cấu trúc bộ răng proteroglyph.

Theo đó cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng có thể tiết nọc độc cực mạnh (với liều khoảng 200 đến 500 mg, thậm chí lên đến 7 ml ở con lớn) mà ngay cả một con voi hay 20 người lớn cũng bị quật ngã nếu trúng lượng nọc này.

Rắn hổ mang chúa có hệ thống giác quan nhạy bén để phát hiện con mồi và kẻ thù như chiếc lưỡi chẻ đôi giúp tiếp nhận tín hiệu hóa học, cảm thụ các phân tử mùi hương trong không khí và dù không có tai ngoài những có thể "nghe" bằng cách cảm nhận rung động.

Khi tấn công, chúng sẽ nâng 1/3 phần cơ thể trước lên khoảng 1,5m giúp chúng ở thế "thượng phong" khi đối đầu các loài rắn khác.

Lúc này, chúng dễ dàng quan sát đối thủ ở phạm vi rộng hơn đối thủ cũng như có thể lao nhanh về phía trước để tấn công dù ở khoảng cách xa bằng những cú đớp với hai nanh độc hướng ra trước cực kỳ đáng sợ.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.