Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng.
Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng.
Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.
Mới đây, các nhà khoa học đã may mắn ghi lại được quá trình lột xác của một con nhện chân dài. Quá trình nứt mình lột xác này kéo dài trong suốt 1 giờ khiến nhiều người cảm thấy thú vị nhưng cũng không kém phần đáng sợ.
Con nhện này thuộc bộ chân dài Amblypygi, xuất hiện trên Trái Đất từ cách đây hơn 300 triệu năm trước.
Khi vừa lột xác xong, lớp vỏ mới của chúng có màu trắng, rất mềm và dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của loài săn mồi.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra 155 loài nhện chân dài trên thế giới. Với các cặp chân dài từ 5 đến 70 cm cùng bộ càng để bắt con mồi trông chúng rất nổi bật.
Tuy có vẻ ngoài đáng sợ nhưng loài nhện này rất hiền và không nguy hiểm với con người nên thường được mua về làm thú cưng.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)