Các hình thức giải trí mới này cũng khiến cho phần lớn người Việt trở nên kém quan tâm những loại hình giải trí truyền thống, đặc biệt là loại hình “Cải lương”.
Nguồn gốc của Cải lương
Cải lương có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam và là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca ở đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích chữ "cải lương" theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.
Về thời gian ra đời, theo ông Vương Hồng Sển thì Cải lương đã xuất hiện từ năm 1918. Tại miền Nam Việt Nam, thập niên 60 là thập niên hưng thịnh nhất của cải lương, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công.
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cải lương miền Nam còn hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút, vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi.
Và bây giờ, sau gần 100 năm ra đời, cải lương đã trở nên mai một dần do lượng khán giả ngày càng ít đi và bị các hình thức giải trí mới vượt qua.
Không để cải lương mai một
Ngày nay, chỉ cần bật tivi lên khán giả ngay lập tức bị “bội thực” gameshow. Chính vì thế, khán giả yêu cải lương rất ít điều kiện để tiếp xúc một tuồng cải lương, vở cải lương mới được đầu tư một cách chỉnh chu bởi nhiều lý do khác nhau. Cho nên đại đa số người yêu thích loại hình nghệ thuật này vẫn muốn tìm kiếm và xem lại những tuồng cải lương xưa. Tuy nhiên, thử thách không hề nhỏ đến người yêu cải lương lúc này lại chính là khó có thể coi lại một cách trọn vẹn một tuồng cải lương do yếu tố bản quyền hay chất lượng nội dung.
Chứng kiến sự mai một của hình thức giải trí đặc sắc dân tộc, dịch vụ truyền hình internet Clip TV đã chính thức xây dựng kho giải trí cải lương phong phú và đặc sắc. Cụ thể trong trang web của mình, ClipTV có một chuyên mục Cải lương. Trong chuyên mục cải lương này, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những vở cải lương nổi tiếng như Lan và Điệp, Bên cầu dệt lụa, Trâm hoa mai, Bạch Hải Đường… Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng sẽ được “tái ngộ” các nghệ sĩ vang bóng một thời như: Vũ Linh, Ngọc Huyền, Phương Hồng Thủy, Hương Lan, Châu Thanh, Ngọc Giàu, Minh Vương, Kim Tử Long…
Chất lượng những video cải lương được cung cấp tại đây tương đối tốt, người xem có thể thưởng thức Cải lương với hình ảnh và âm thanh ổn định. Không chỉ vậy, kho video Cải lương còn thường xuyên cập nhật không ngừng đa dạng hơn về nội dung.Một điều độc đáo nhất của kho nội dung cải lương tại Clip TV chính là 100% đều có bản quyền.
Theo bác Hiền, một người rất thích Cải lương thì sau khi được các con hướng dẫn xem cải lương trên ClipTV, bác gần như đã tìm thấy lại được một phần thời thanh xuân của mình, cảm giác không khác gì những ngày ngồi xem trực tiếp những vở cải lương ở quê.Không chỉ những người lớn tuổi như bác Hiền cảm nhận được sự hữu ích của thư viện Cải lương này mà nhiều bạn trẻ cũng khá thích thú với nó. Như bạn Tuấn, một thanh niên 9X thì qua những vở Cải lương do ClipTV cung cấp, bạn đã có thể cảm nhận được vì sao ngày xưa ông bà mình lại yêu thích loại hình giải trí này đến thế. Bạn cũng khẳng định rằng cải lương là một thể loại video mà bạn sẽ xem thường xuyên để ôn lại các kiến thức lịch sử, bồi dưỡng tinh thần.
Theo chia sẻ trước đây của ông Phan Thanh Giản - Giám đốc Clip TV thì việc đầu tư nội dung cải lương chính là muốn mang đến cho người hâm mộ cải lương có nơi để giải trí tốt hơn. Bên cạnh đó, Clip TV cũng muốn trì bản sắc văn hóa dân tộc, không cho loại hình văn hóa phi vật thể này trở nên mai một và trong thời gian tới tại Clip TV sẽ còn nhiều loại hình văn hóa dân tộc khác.
Có thể nói khi mà cuộc sống hiện đại đang khiến con người quên đi những giá trị truyền thống thì việc thưởng thức các loại hình giải trí lâu đời như Cải lương sẽ là liệu pháp bồi dưỡng tinh thần, xây dựng nhân cách tốt đẹp hơn.
Tử Văn