Những món ăn kỳ lạ này được đánh bắt và chế biến bên tại làng Tan ở tỉnh Nakhon Phanom trước khi xuất khẩu sang nước láng giềng. Trong đoạn phim được thực hiện tại làng Tan, các sinh vật được làm sạch, sơ chế trước khi được phơi nắng ít nhất một ngày.
Các món mặn được dùng làm đồ ăn nhẹ hoặc nguyên liệu làm thuốc mà đối tác của họ, các thương nhân Trung Quốc cho rằng có thể điều trị nhiều loại bệnh như mệt mỏi sau khi mang thai. Sinh vật khô thường được đun sôi và uống như một loại trà. Trong khi một số bác sĩ cổ truyền Trung Quốc đốt các sinh vật khô thành tro để sử dụng làm thành phần trong thuốc.
Noppamas Wongsanow, 38 tuổi, một trong những dân làng tham gia buôn bán cho biết, doanh nhân giàu có người Trung Quốc đã đến làng của họ khoảng 30 năm trước để hỏi về giun. Anh nói: “Lúc đó tôi vẫn còn trẻ. Cha mẹ tôi là một số người đầu tiên làm việc với người đàn ông Trung Quốc. Bây giờ, hầu hết mọi gia đình đều kiếm được tiền bằng cách làm này”.
Noppamas nói thêm rằng khoảng 22 hộ gia đình trong làng hiện đang tham gia vào công việc này. Việc buôn bán đã được truyền qua nhiều thế hệ khác nhau. Ông cũng cho biết rằng doanh nhân gốc Hoa ban đầu đặt hàng giun đất và đỉa, sau đó yêu cầu mua tắc kè khô.
Ông cho biết dân làng có thể kiếm tới 100.000 Baht (gần 80 triệu đồng) mỗi tháng từ việc bán các loại thực phẩm kỳ lạ của họ. Toàn bộ ngôi làng có thể kiếm tới 100 triệu Baht mỗi năm từ việc xuất khẩu hàng hóa, với tắc kè có giá lên tới 500 Baht (tương đương 400 nghìn đồng) một kg trong khi đỉa có thể bán tới 2.000 Baht (tương đương 1,5 triệu đồng) một kg.
Noppamas nói rằng dân làng thức dậy lúc 3 giờ sáng để săn các sinh vật để họ có thể làm khô chúng vào buổi chiều khi mặt trời mọc. Mỗi sinh vật được bán theo mùa - tắc kè được bán vào mùa khô, đỉa vào mùa mưa, và giun đất vào mùa đông.
Công Hiếu (Theo Newsflare)