Những “thân cò” vẫn đang vật vã mưu sinh từng ngày với đủ thứ nghề bất chấp thời tiết.
Từ gánh hàng rong
10h trưa tại đường Trần Hưng Đạo, chị Thủy (quê Thanh Hóa) vẫn thoăn thoắt những bước chân khắp các con phố, chị than thở: “Trời nắng gắt quá, hoa quả bán ế ẩm. Nắng quá, người ta cũng không thiết ăn. Đi dọc mấy con phố rồi mà chưa ai mở hàng cho”. |
Bị tật ở chân do một lần tai nạn giao thông cách đây 2 năm, chị Đỗ Thị Bảy với đôi chân khập khiếp vẫn cố lê bước chân rong ruổi các khu phố bán ngô kiếm thêm ít tiền để nuôi con. |
11h trưa tại đường Lê Duẩn: Bố mẹ mất sớm, mới 14 tuổi nhưng em Hạnh (quê Thái Bình) đã phải lên Hà Nội bươn trải kiếm sống. “Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng em vẫn phải đi thật nhiều nơi thì mới bán được hết. Đến tối không bán hết là thể nào cũng bị bà chủ đánh”.
Nghề đồng nát
Giữa 12h trưa, chị Hà vẫn miệt mài thu, mua nhặt lượm tất cả túi, giấy chai lọ, được ít nào hay ít nấy, chị chia sẻ: “Từ việc thu gom nhặt chai lo, trung bình chị kiếm được 50.000đ/ ngày. |
Bơ phờ, mệt mỏi tránh nắng dưới tán cây mỏng manh.
Quét rác
Chị lao công của Xí nghiệp môi trường đô thị Hà Nội miệt mài dọn rác trên các tuyến phố Hà Nội lúc 8h sáng. Chị vừa đẩy thùng rác to sụ vừa chia sẻ: “Những ngày trời oi bức thế này làm việc vất vả lắm, mùi nồng nặc hơn nên càng độc hại hơn”. |
15h đường Nguyễn Khánh Toàn, những công nhân cũng cố gắng hoàn thành công việc dù tiết trời oi bức.
Đến …cửu vạn
1h chiều, tại khu chợ Đồng Xuân, những người bốc vác thuê lại tiếp tục công việc sau giấc ngủ trưa vội vàng. Mỗi ngày, hàng chục kiện hàng che lấp cả thân người vác trên vai, vác bộ tới các sạp hàng cũng phải mất cả trăm mét, hay vượt qua chiếc thang bộ cả vài chục bậc.
Anh Hùng (Quê Nam Định) mồ hôi đầm đìa, giọng mệt lử: “Tôi làm ở đây cũng được 2 năm rồi. Lương trung bình là 3 triệu/ tháng. Biết là vất vả cực nhọc, làm nắng nóng, khắc khổ nhưng có việc làm vẫn hơn”.. |
Cửu vạn không còn là nghề của riêng nam giới, nhiều phụ nữ cũng làm nghề này không thua kém gì đàn ông.
Nhọc nhẵn số phận những nữ cửu vạn bươn mình với nghề. |
Dù gần đến tháng sinh, nhưng chị Thu vẫn đến làm nhận công việc tháo dỡ hàng đến tối mịt mới về. Rơm rớm nước mắt, chị bùi ngùi: “Càng gần đến ngày sinh, tôi càng muốn làm việc thật nhiều, cố kiếm thêm đồng nào hay đồng nấy. Cuộc sống khổ quá. Sinh con ra sợ không đủ tiền mua sữa cho con”.. |
Theo Kim Bông(Tiền phong online)