Cô giáo nhiễm HIV: Hãy trân quý cơ hội sống và hy vọng vào tương lai

Cô giáo nhiễm HIV: Hãy trân quý cơ hội sống và hy vọng vào tương lai

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 4, 15/08/2018 16:00

Mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng cô giáo Hoàn vẫn lạc quan, yêu đời. Cô muốn nói với những người mới nhiễm HIV tại Phú Thọ: Hãy trân quý cơ hội sống và hy vọng vào tương lai.

Mới đây, nhiều người dân tại xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) bỗng dưng phát hiện bị nhiễm HIV mà không biết nguyên nhân từ đâu. Những người nhiễm HIV tại xã Kim Thượng tâm lý ai cũng hoang mang, sợ ánh mắt kỳ thị của hàng xóm, láng giềng và cho rằng mình đã mắc “án tử”. Thậm chí, có những người còn không tin vào sự thực này.

Trước lo lắng gây hoang mang và ảnh hưởng đến tinh thần của những người đang nhiễm HIV, PV báo Người Đưa Tin đã được lắng những chia sẻ của một cô giáo cũng mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Tuy nhiên, cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (Yên Thế, Bắc Giang) đã mạnh mẽ bước qua những đau khổ, kiên cường chống chọi với bệnh tật và luôn có một tinh thần lạc quan, yêu đời.

“Tôi cũng có nghe thông tin về 42 trường hợp nhiễm HIV tại Phú Thọ. Chắc hẳn họ cũng giống như tôi ở thời điểm gần 20 năm trước. Sốc, hoảng sợ khi tuổi đời còn trẻ, khi ấy tôi mới bước sang tuổi 25”, cô giáo Hoàn chia sẻ.

Tin nhanh - Cô giáo nhiễm HIV: Hãy trân quý cơ hội sống và hy vọng vào tương lai

Cô giáo nhiễm HIV tại Bắc Giang vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

Cũng theo lời kể của cô giáo Hoàn, cô lây nhiễm HIV từ chồng mình – người cô rất mực yêu quý. Nhưng chỉ đến khi cô đưa con vào viện khám mới phát hiện ra mình cũng đã nhận “bản án tử hình”. Con mất, chồng mất và em trai cũng ra đi vì HIV, những nỗi đau liên tục trút lên người phụ nữ bé nhỏ.

Trải qua bao nỗi đau, thành góa phụ ở tuổi 25, những tưởng số phận đã khiến cô gục ngã nhưng cô đã mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm tròn bổn phận của một người con hiếu thảo.

Cô giáo Hoàn nói rằng, ngày ấy cũng có lúc cô muốn buông xuôi vì sợ ánh mắt người đời, sợ rằng cô sẽ không thể theo đuổi được ước mơ đứng trên giảng đường dạy các em học sinh thân yêu. Thế nhưng chính tình yêu thương của bố mẹ, gia đình, đồng nghiệp đã giúp cô có động lực để sống tiếp và vươn lên. Vì thế, cô đã tiếp tục cống hiến, cô nhiều năm dẫn đầu trong công tác giảng dạy của nhà trường, liên tục đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Nhiều người đã hỏi cô, vì sao cô có thể chống chọi được với sóng gió của cuộc đời và luôn nở nụ cười hạnh phúc trên môi. Nghe vậy, cô Hoàn liền chia sẻ: “Để vượt qua được nỗi đau nhiễm HIV, sự kỳ thị của mọi người thì những người nhiễm HIV phải tự không kỳ thị mình. Mỗi người nhiễm HIV phải tự nâng cao hiểu biết, cởi mở, chân thành, sống lành mạnh. Điều quan trọng nhất là phải sống có trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ về HIV”.

Tin nhanh - Cô giáo nhiễm HIV: Hãy trân quý cơ hội sống và hy vọng vào tương lai (Hình 2).

Cô giáo Hoàn nói rằng, HIV không phải là dấu chấm hết, vì thế những người nhiễm HIV hãy biết trân trọng cuộc sống.

Cũng theo cô giáo Hoàn, để có thể kéo gần khoảng cách giữa người nhiễm HIV và cộng đồng là cả một quá trình. Người trong gia đình cần phải có thật nhiều thông tin, nâng cao hiểu biết, nhận thức đúng về căn bệnh thì mới có thể gần gũi, yêu thương, cảm thông cho người thân. Hơn nữa, những người trong gia đình cần cho người bị bệnh biết, HIV chỉ là bệnh mãn tính. Nếu chúng ta sống tích cực thì sẽ có nhiều cơ hội để điều trị và nâng có sức khỏe.

“Với những người nhiễm HIV tại Phú Thọ tôi muốn họ hãy tự tin và nghĩ, cái không thay đổi được đó là sự thật, cái có thể thay đổi đó là thái độ, tinh thần trước tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Các bạn sẽ không bị bỏ rơi, các bạn sẽ được giúp đỡ và chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào tương lai. HIV - AIDS không phải hết mà mới chỉ là bắt đầu”, cô giáo Hoàn tâm sự.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.