Thủ nhang buồn…
Mới đây, một số ý kiến cho biết, giá hầu đồng tại các đền, phủ cạnh tranh nhau, theo nhu cầu thờ cúng của gia chủ. Nhất là các đền, phủ ở Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,... Nhiều người cho rằng, hơn 3 tháng sau lễ đón bằng UNESCO ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, có nhiều giá đồng được gia chủ “vung tay quá trán”, tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Ông Lê Xuân Huy – Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nam cho biết: “Các thông tin về việc có nhiều giá hầu đồng tiền trăm, tiền tỷ ở Hà Nam hay các tỉnh lân cận khiến cho nhiều Thủ nhang tại đây phản ứng. Bởi, thực tế không có chuyện đó. Sở kết hợp với các cơ quan chức năng như Thanh tra sở đi xác minh một số đền, phủ tại địa phương nhưng không có chứng cứ nào cả. Từ khi UNESCO ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng tôi cùng với những người đứng đầu các chùa, đền trong địa bàn đều hướng dẫn, phổ biến cho người dân để các gói hầu đồng được tiết kiệm nhất”.
Nghệ nhân Phạm Hải Hậu tâm sự thêm: “Đầu năm 2017 vừa rồi, tôi có vào Kiên Giang dự lễ hội tưởng nhớ Anh hùng Nguyễn Trung Trực, điều đặc biệt ở đây là người dân không bao giờ tung tiền ở các khoá lễ hay để trên ban thờ. Mỗi nhà chỉ đóng 50.000 đồng và viết giấy công đức, rất trật tự và quy củ. Đây là do ý thức của người dân, nếu ngoài miền Bắc mà làm được như thế thì quá tốt. Vì thế, chúng tôi cũng tuyên truyền cho người dân hiểu việc hầu đồng, tạ Mẫu sao cho tiết kiệm và vui vẻ nhất”.
Ông Khúc Mạnh Kiên – Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nam Định cũng bộc bạch: “Là cơ quan quản lý Nhà nước nên chúng tôi nhận được nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều. Khi nhận được thông tin về việc có những gói hầu đồng tiền trăm, tiền tỷ ở Nam Định, chúng tôi đã xuống địa bàn kiểm tra nhưng không phát hiện gì cả. Nếu có, chúng tôi sẽ xử lý luôn”.
Xem thêm:>>> Tủ sách Tuổi hoa tái bản bị độc giả phản ứng, công ty sách nói gì?
Lạc Thành