Nhu cầu nhân sự ngành kế toán ngày càng cao
Kế toán là ngành có chỉ tiêu tuyển sinh lớn trong các trường cao đẳng, đại học, ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn liên tục mở lớp đáp ứng nhu cầu theo học nghề của người lao động xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng không ngừng tăng các vị trí kế toán tại doanh nghiệp lớn và nhỏ trong cả nước.
Theo thống kê, có hơn 20.000 doanh nghiệp được thành lập mới mỗi năm kéo theo việc tuyển dụng số lượng lớn vị trí công việc không thể thiếu vị trí kế toán. Được xem là vị trí trọng yếu của một doanh nghiệp, bất kì đơn vị lớn nhỏ nào cũng cần đến kế toán – xử lý và phân tích số liệu giúp nhà quản trị lên kế hoạch giải quyết vấn đề của công ty.
Các vị trí công việc trong nghề kế toán
Bạn có nhiều sự lựa chọn công việc khi học kế toán, đa dạng các vị trí ứng tuyển như:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán nội bộ
- Kế toán công nợ
- Kế toán thanh toán
- Kế toán bán hàng
- Kế toán thuế
- Kế toán kho
- Kế toán trưởng
Tùy vào khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế bạn sẽ làm 1 trong số các công việc trên và còn nhiều các vị trí khác nhau trong ngành nữa (Chuyên viên hoạch định tài chính, Kiểm soát viên,..)
Lương của nhân viên kế toán tăng theo kinh nghiệm
Mức thu nhập của Kế toán sẽ dựa vào số năm kinh nghiệm, năng lực thực tế, vị trí công việc đảm nhận.
- Nhân viên Kế toán: từ 8 – 10 triệu đồng/tháng;
- Quản lý/Trưởng phòng: từ 15 - 20 triệu đồng/tháng;
- Kế toán trưởng: từ 18 - 30 triệu đồng/tháng;
- Giám đốc tài chính: từ 30 – 45 triệu đồng/tháng.
Nhân viên Kế toán có thu nhập ở mức trung bình cao và không giới hạn. Phát triển nghề để thăng tiến trong công việc và gia tăng thu nhập cho bản thân.
Định hướng nghề kế toán
Nếu bạn chuẩn bị bước vào cánh cổng cao đẳng đại học, có đam mê với những con số, muốn theo nghề Kế toán trong tương lai. Có thể đăng ký thi vào các trường đào tạo chuyên ngành kế toán, tìm hiểu các trường có chuyên môn lâu năm về lĩnh vực này như ĐH Thương mại, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính,... Thời gian học từ 3-4 năm để có bằng chính quy.
Bạn học và làm trái ngành, muốn chuyển sang công việc kế toán có thể tham khảo các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn từ 2-6 tháng. Lộ trình học kế toán cho người mới bắt đầu, bạn sẽ học từ kiến thức nền tảng về nguyên lý kế toán, học cách lập báo cáo tài chính, đọc hiểu và xử lý chứng từ. Từ đó, biết cách kê khai thuế, nắm rõ các loại thuế, cập nhật chính sách thuế hiện hành để áp dụng trong đơn vị. Điều quan trọng bạn sẽ được thực hành thực tế nên khi đi làm tại doanh nghiệp bạn sẽ không còn bỡ ngỡ.
Theo chia sẻ của bạn Huỳnh Như - thành viên diễn đàn sinhvienngoaithuong.com: “Em học đúng chuyên ngành Kế toán, tuy nhiên số lượng lý thuyết nhiều nên rất khó xin việc. Bạn em giới thiệu học khóa học Kế toán tổng hợp tại Vinatrain. Học và làm trực tiếp trên phần mềm Misa, thành thạo làm báo cáo thuế giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm. Sau khóa học 2,5 tháng em đã tự tin phỏng vấn và trúng tuyển, hiện tại đã đi làm được 3 tháng rồi.”
Hay như Ngọc Nga – Hà Nội tâm sự: “Mặc dù đang làm kế toán, nhưng kiến thức về thuế còn yếu khó có cơ hội tìm được việc làm tốt nên đã đăng kí 1 lớp Kế toán thuế tại VinaTrain giúp mình bổ sung kiến thức phục vụ cho công việc.”
Còn rất nhiều khó khăn thử thách trong quá trình học và làm. Mong các bạn luôn vững vàng để phát triển với nghề Kế toán mình đã chọn lựa.
Bài viết đề cập đến “cơ hội việc làm ngành kế toán và vị trí công việc của kế toán” hiện nay, mang đến cho bạn đọc 1 góc nhìn giúp các bạn có định hướng đúng đắn cho tương lai. Chúc bạn thành công!
Thu Hà