Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động ra mắt Kênh hỗ trợ dạy – học trực tuyến bậc tiểu học cho giáo viên vùng khó khăn do ĐHQGHN tổ chức. Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN và TS. Phạm Quang Tiệp, Trưởng bộ môn Giáo dục tiểu học trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN.
Trong buổi tư vấn, các chuyên gia đã chia sẻ những khó khăn đối với trẻ học lớp 1 khi phải học trực tuyến, tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, thầy cô và phụ huynh. Đặc biệt, hai hành trang quan trọng nhất phải trang bị cho trẻ là: chuẩn bị về mặt tâm lý và chuẩn bị kiến thức.
Chuẩn bị tâm lý cho con
PGS.TS Trần Thành Nam có những chia sẻ về cách chuẩn bị tâm lý cho con như, cha mẹ nên nói chuyện với con về ý nghĩa của việc học, có nhiều bạn mới, những những gì sẽ xảy ra khi học trực tuyến. Để con có thể học trực tuyến một cách tập trung hơn thì cha mẹ cũng cần tạo một không gian học tập cố định và có quy tắc tôn trọng trật tự khi con học.
Phụ huynh nên học cùng con để điều hướng các thiết bị công nghệ, nâng cấp năng lực công nghệ thông tin của bản thân, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời cho con.
Đặc biệt, ông Nam lưu ý, hãy cho con ăn mặc như ngày đi học thường ngày để trẻ có tâm thế học tập. Cha mẹ có thể làm các lời nhắc nhở dễ thương để dán trên màn hình máy tính ngay trước mặt con, cho con quả bóng stress để giúp con tập trung.
Chuyên gia cũng khuyên cha mẹ cần hạn chế lại thời gian sử dụng màn hình của con trong các hoạt động hàng ngày để tổng thời gian sử dụng màn hình trong ngày không làm con quá tải. Kỹ năng tự học, nề nếp quyết định sự thành công của con. Cha mẹ cần xây dựng kế hoạch với con. Cần phải có niềm tin vào con sẽ hoàn thành được công việc.
Về mặt kiến thức, TS. Phạm Quang Tiệp đã cho rằng không nên cho các con học trước sẽ dẫn đến tâm lý chán nản. Thay vào đó chỉ chuẩn bị cho con nhận diện chữ cái, viết cái nét viết cơ bản, đếm và nhận diện hình học, con số,…giúp trẻ có được sự tự tin trong quá trình học. Tạo cho trẻ nền nếp mới như tự mặc quần áo, đi vệ sinh, đánh răng.
Nhiều phụ huynh băn khoăn có nên cho con tham gia các trung tâm để bổ sung các kiến thức không. Theo các chuyên gia, nếu các con đã có đủ các kỹ năng thì không quá nhất thiết phải tham gia nhiều các khóa học bên ngoài. Đặc biệt, đối với trẻ lớp 1 cần một người chỉ dẫn mà con cảm thấy thân thiết, vì vậy cha mẹ nên là người hỗ trợ hướng dẫn các con thay vì cho đi học ở trung tâm.
Cần thay đổi về cách dạy
Ông Trần Thành Nam cũng đưa ra những lưu ý với các thầy cô rằng "hãy dành tuần đầu tiên cho việc thiết lập mối quan hệ, làm quen và các trò chơi để kết nối với trẻ, xây dựng mối quan hệ với cha mẹ thay vì dạy ngay kiến thức".
Chuyên gia cũng chia sẻ thêm thời gian dạy hợp lý đó là mỗi phiên học nên kéo dài 15 phút làm việc với màn hình nên nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy thì sẽ nghỉ. Cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Quan trọng thời gian tương tác chất lượng của các con.
Đặc biệt cần phải rất chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, để tạo điều kiện cho con được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn
Giáo viên nên có một kênh để cung cấp và lưu trữ các bài giảng của cô đã được ghi lại cho phụ huynh tiếp cận. Để hỗ trợ một số học sinh gặp khó khăn trong học tập, ngoài giờ dạy, giáo viên hãy cung cấp thông tin liên lạc và giờ hỗ trợ cá nhân dựa trên nhu cầu và đăng ký của học sinh.
Nên thiết lập các kênh liên lạc với nhóm phụ huynh để hỗ trợ cha mẹ tiếp cận với sách giáo khoa số, chia sẻ các gợi ý về vận động cho trẻ ở nhà và cung cấp các hình ảnh/video/tài liệu cho phụ huynh xem để thực hiện cho con ở nhà.
Về vấn đề chuẩn bị giáo án giảng dạy, kiến thức cho các bạn học sinh lớp 1, TS.Phạm Quang Tiệp có lời khuyên: "Các thầy cô nên tổ chức các trò chơi cho con nhưng đặt mục tiêu giáo dục vào những trò chơi đó. Ứng dụng phục vụ cho bài giảng cần dễ hiểu dễ sử dụng".
Ông Tiệp cũng có những tư vấn đối với những thầy cô đang dạy những trẻ vùng cao, phương tiện internet không có. Giáo viên và nhà trường cần phối hợp với chình quyền địa phương hỗ trợ chuẩn bị phiếu bài tập cho các học sinh, đi đên từng nhà, từng vùng để hướng dẫn các con hoặc có thể lập nhóm nhỏ để giảng dạy nếu đảm bảo tình hình dịch. Ngoài ra, ở một số vùng có thể triển khai dạy qua truyền hình để đảm bảo chất lượng học tập của các em
Ngoài ra các khách mời cũng đưa ra những ý kiến chia sẻ về việc dạy học cho những trẻ trẻ em bị chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với nhóm đối tượng đặc biệt này (mất người thân, k đủ điều kiên học tập, bị cách ly trong thời gian dài) thì nhà trường và giáo viên cần có kế hoạch cụ thể đối với những học sinh. Đặc biệt, cần sát sao chia sẻ như ng thân trước khi nghĩ đến việc phải dạy kiến thức. Quan trong cần đảm bảo nhu cầu về thể chất, an toàn về tâm lý, đảm bảo học tập.
Hồng Bích