Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 28/02/2019 19:00

Ngày 28/2, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bước sang tuổi 80, dù đã trở về cát bụi nhưng "gia tài” ông để lại cho đời là những tác phẩm âm nhạc chất chứa nhiều nỗi niềm.

Từng bị chấn thương vùng ngực, suýt thì mất mạng

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế - nơi của những khúc nhạc cung đình trên sông Hương vắt ngang dòng hoài niệm.

Ông được biết đến không chỉ với vai trò là nhạc sĩ mà ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.

Ngôi sao - Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật

Lúc nhỏ ông theo học trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau đó ông vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, một biến cố lớn xảy ra trong cuộc đời nhạc sĩ. Trong lúc tập Judo với em trai, ông bị chấn thương vùng ngực, suýt thì mất mạng và phải nằm liệt giường trong 2 năm ròng tại Huế.

Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".

Năm 1961 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Những năm sau 1975, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc.

Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại.

Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như: Thành phố mùa xuân, Ngọn lửa Maxcova, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ...

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có con số chính xác cho số lượng các ca khúc ông viết (ước tính 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc).

Hiện tượng Trịnh Công Sơn – niềm tự hào của âm nhạc nước nhà

Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêmSao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là ca khúc Ướt mi do giọng ca Thanh Thúy thể hiện.

Tên tuổi của cố nhạc sĩ được nhiều người biết đến hơn kể từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn - một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn từ cuối năm 1966.

Đương thời, Khánh Ly chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là ca sĩ và Trịnh Công Sơn cũng không đặt nặng chuyện mình là nhạc sĩ, ông coi mình như một vị khách chỉ rong chơi.

Thế nhưng vị khách ấy lại trở thành một tên tuổi lớn đại diện cho nền âm nhạc đương đại Việt Nam.

Không chỉ trong nước, Trịnh Công Sơn là một trong những hiện tượng âm nhạc đáng kính trọng tại Nhật Bản và một số nước phương Tây.

Ông được báo chí và cộng đồng quốc tế nhắc đến như "Bob Dylan của Việt Nam" (BBC), "Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam" (The Washington Post).

Tại Nhật Bản, các ca khúc của Trịnh Công Sơn được đón nhận nhiệt tình với sự kính trọng.

Ông là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên có sản phẩm âm nhạc phát hành tại thị trường Nhật Bản với nhiều ca khúc trong đó có Diễm xưaCa dao mẹ.

Không chỉ vậy, các ca khúc của ông được dịch ra tiếng Nhật, được các nghệ sĩ hàng đầu như Tokiko Kato, Yoshimi Tendo, Aya Shimazu... thu âm và biểu diễn.

Nhạc Trịnh Công Sơn được hát trong Kohaku Uta Gassen, chương trình Âm nhạc Đêm giao thừa thường niên của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK.

Năm 1972, Trịnh Công Sơn đã thắng giải Đĩa vàng Nhật Bản cho tác phẩm Ngủ đi con.

Khi ông qua đời vào năm 2001, nhiều tờ báo lớn quốc tế như The New York Times, Los Angeles Times, BBC,... đã đưa tin về lễ tang cũng như cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Năm 2016, trong chuyến thăm Việt Nam, tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama cũng nhắc đến bài hát “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn như một sự biểu trưng cho tinh thần hòa bình và hữu nghị.

Với những đóng góp quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng của ông đối với văn hóa đại chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được Google Doodles lựa chọn để vinh danh trên trang chủ của Google, nhằm tôn vinh những cống hiến của ông trong ngày kỉ niệm 80 năm sinh nhật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có thể nói, nhạc Trịnh luôn nằm trong tiềm thức nhiều thế hệ, nếu nói Khánh Ly là người bắt đầu cho những tác phẩm của Trịnh được đông đảo khán thính giả tìm nghe và mê mẩn thì đến thế hệ của Hồng Nhung lại thổi một làn gió mới, giúp người nghe nhạc Trịnh cảm nhận theo một màu sắc tươi tắn và lạc quan hơn.

Với âm nhạc, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn không đặt ra giới hạn nào cho những người hát nhạc của mình nhưng các nghệ sĩ hãy hát nhạc của Trịnh Công Sơn bằng tình yêu nhạc sĩ, tác phẩm và với cuộc đời, và nếu được xin hãy hát nhạc của ông bằng cả một sự trân trọng.

Một đời tình si của một nhạc sĩ vốn chẳng của riêng ai!

Người ta cứ hay nói rằng cứ yêu đi dù đời nhiều sai trái, cứ yêu đi vì cuộc đời cho phép, cứ phải yêu thì mới thấy những nốt nhạc rong ruổi mải miết trên hàng dãy dài khuông nhạc.

Trịnh Công Sơn không phải là ngoại lệ. Ở người nhạc sĩ tài ba này, chữ tình chưa bao giờ đứt đoạn.

Cuộc đời ông, đến cuối cùng khép lại vẫn là chút hoài niệm về yêu đương chưa trọn vẹn. Ông vẫn mãi là chàng lãng tử nghêu ngao câu hát: "Tôi luôn luôn nhớ thương tuổi trẻ, tuổi của tình yêu nồng nàn. Khi tôi yêu cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời tôi đã mất".

Ngôi sao - Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật (Hình 2).

Từ cô nữ sinh tinh trắng, nàng ca sĩ hồn nhiên, vũ nữ kiều diễm, giáo sư người Nhật uyên bác cho tới Thanh Thuý, Bích Diễm, Dao Ánh, Khánh Ly, Hồng Nhung hay những nàng thơ đi ngang đời ông, dù hạnh phúc hay dở dang thì mỗi câu chuyện tình ấy đều ngấm vào máu thịt của ông mất rồi.

Ngôi sao - Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật (Hình 3).

Mối lương duyên đứt gánh giữa đường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau đó được bà Dao Ánh – em gái bà Bích Diễm lấp đầy, Trịnh Công Sơn từng trải lòng: "Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng... Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm...".

Công khai bên nhau để hoàn thiện mảnh ghép tình đời hay ý thức về sứ mệnh lịch sử của mình trong âm nhạc, ông và những người tình chọn cách đứng vào trái tim của nhau như những người bạn.

Dù yêu rất nhiều và khát khao có được người phụ nữ mình yêu, nhưng ông chỉ chọn cách ở bên họ như một tình nhân.

Không dò xét phán đoán hay đưa ra bất kỳ lý do nào, mọi chuyện kết thúc nhẹ nhàng chỉ bằng một cái khẽ nhún vai của chàng lãng tử hào hoa ôm mộng nhạc vỡ oà.

Ngôi sao - Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật (Hình 4).

Và chính vì sự đồng điệu không rõ là yêu hay bạn ấy mà có lần Khánh Ly đã níu áo Trịnh Công Sơn để hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?". 

Để rồi dù cho những lúc cô đơn xâm chiếm, nhạc sĩ vẫn tự nhủ với bản thân mình rằng: "Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại".

Sau nhiều lý do, Trịnh Công Sơn chẳng còn muốn lấy vợ nữa.

Ngôi sao - Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hạt bụi vàng hoá vào hư vô để trở thành bất tử trên thánh đường nghệ thuật (Hình 5).

Sự trong trẻo, tinh khôi từ Hồng Nhung khiến Trịnh Công Sơn trẻ lại. Nhạc sĩ họ Trịnh gần như quên mất khoảng cách tuổi tác, ông say đắm sáng tác, say đắm tìm nguồn sống trong những bản nhạc tình.

Có lẽ với Trịnh Công Sơn, tình yêu chỉ đẹp khi nó mong manh và bất toàn chứ không phải là sự cố định đến trần trụi. Chỉ có vậy, nó mới khiến người ta muốn níu giữ, chở che và đong đầy những xúc cảm đẹp nhất.

Trịnh Công Sơn không thể sống mà không yêu. Với ông, dù hạnh phúc hay đau khổ thì con người vẫn luôn muốn yêu. Đúng như lời ông nói: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".

Bởi vậy, ông chọn cách yêu "quên sầu" để chống lại cái định mệnh đau khổ, để "thoát khỏi giả dối", để sống thật với mình và tìm kiếm sự đền bù trong đường tình bấn loạn của mình.

CÁT BỤI- KHÁNH LY NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

Minh Anh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.