Có bao giờ chúng ta thắc mắc tại sao bản thân mình lại trở thành đối tượng để người thân nhục mạ, đối xử tệ trong khi họ lại hoan hỉ hồ hởi với người ngoài hay không?
Nhà tâm lý học Deborah South Richardson từ đại học Augusta (Mỹ), đây là một dấu hiệu của hiện tượng tâm lý loạn thần, điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Coi thường mối quan hệ người thân
Chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ của các thành viên trong nhà của mình đủ mạnh để thứ tha. Con người thường cố gắng thể hiện sự vui vẻ, lịch thiệp để tạo dấu ấn tốt với người lạ. Tuy nhiên, khi về nhà người ấy sẵn sàng bộc lộ bản chất, bao gồm cả tính tốt lẫn tính xấu.
Con người có xu hướng giải phóng sự tức giận một cách vô thức sang người thân vì tin rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Mối quan hệ càng gần gũi, càng tin tưởng thì càng dễ bị đẩy đến giới hạn.
Đừng quên rằng, ai rồi cũng có giới hạn, đừng thoải mái trút mọi bực dọc cho người thân để tự nhận về mình sự xa lánh.
Thiếu an toàn khi ở bên người lạ
Khi đồng nghiệp làm những điều gây khó chịu chúng ta có xu hướng nhẫn nhịn, bỏ qua vì cảm giác thiếu an toàn. Vì không thân quen, chúng ta không biết họ sẽ phản ứng ra sao nếu được góp ý nên hay chọn cách im lặng chịu đựng. Ngược lại, gia đình và bạn bè đã quen thuộc nên chúng ta sẵn sàng lên án họ đôi khi còn thốt ra những câu nói không hay để quát tháo nạt nộ khiến họ bị tổn thương.
Thiếu khoan dung
Bạn không thể khoan dung với người thân, đơn giản bạn đã không thích những thói quen đó ngay từ đầu và càng dành thời gian bên người kia. Tuy nhiên với người lạ, bạn không dành đủ thời gian cạnh họ, kể cả khi khó chịu, bạn cũng nhanh chóng trở lại bình thường.
Bởi vậy, những lúc này, bạn nên dành cho nhau không gian riêng để suy ngẫm về các mối quan hệ, nhìn lại những điểm tốt đẹp thay vì chỉ tập trung vào cái xấu.
Nếu cảm thấy quá khó để cùng người thân làm hoạt động nào đó, bạn có thể nhờ người lạ tham gia cùng. Sự xuất hiện của người lạ sẽ khiến đôi bên cư xử lịch sự, tử tế hơn và làm dịu những căng thẳng đang có.
Con người thường làm những việc để có được niềm vui hoặc để tránh đau đớn. Đối với hầu hết chúng ta, vô tình làm tổn thương người khác khiến chúng ta đau đớn không kém vì như cảm thấy nỗi đau của họ.
Hãy lấy lòng từ bi và tính ôn hoà để thắng phẫn nộ. Chúng ta nên dùng tình yêu thương để bảo vệ người khác khỏi lòng tham, sự thù hận và sợ hãi.
Cuộc sống có thể tàn nhẫn, sự thật có thể tàn nhẫn, nhưng chúng ta không chọn hành động tàn nhẫn với người khác!
Nguyên Anh (Nguồn BBC)