Cổ phiếu FLC giảm sàn, lập kỷ lục trong phiên HoSE nghẽn lệnh

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 2, 10/01/2022 15:54

Chỉ số VN-Index phiên hôm nay giảm gần 25 điểm sau pha bán tháo của nhóm midcap, penny, tiêu biểu là cổ phiếu FLC - chiếm gần 10% lượng cổ phiếu khớp lệnh trên HoSE.

Trong phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu, cao kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.

Hiện FLC đang có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy, riêng lượng giao dịch trong phiên 10/1 lên tới 19% tổng lường cổ phiếu của công ty. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE. 

Trong cơ cấu cổ đông FLC, ông Trịnh Văn Quyết hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ trực tiếp 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 30,34%.

Đà tăng của FLC là một trong những diễn biến đáng chú ý trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Từ tháng 8/2021, cổ phiếu này bắt đầu tăng mạnh và gấp đôi thị giá chỉ sau gần nửa năm. So với đầu năm 2021, thị giá cổ phiếu còn ghi nhận mức tăng ấn tượng hơn.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu FLC giảm sàn, lập kỷ lục trong phiên HoSE nghẽn lệnh

FLC lập kỷ lục khớp lệnh chứng khoán với gần 135 triệu cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)

Tính từ đầu năm 2021 tới nay, cổ phiếu FLC đã tăng giá gần 365%, từ 4.550 đồng/cổ phiếu lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu. Khởi đầu phiên 10/01 ở giá trần 24.100 đồng/cổ phiếu tuy nhiên giá cổ phiếu FLC trong phiên có thời điểm rớt về mức giá sàn 21.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này chốt phiên ở mức 21.150 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 6%. 

Tương tự, cổ phiếu ROS - một cổ phiếu "cùng họ" FLC cũng từ mức tăng trần phiên sáng rơi về giá sàn với lượng bán hơn 56 triệu cổ phiếu.

Phiên ngày 10/1 cũng ghi nhận chứng khoán bất ngờ lao dốc, mất gần 25 điểm và chỉ số Vn-Index dừng tại mức 1.503,71 điểm. Diễn biến rơi bất ngờ cũng xuất hiện trên HNX khi chỉ số mất 10,95 điểm, tương ứng 2,22% về mức 482,89 điểm, UPCoM-Index cũng giảm 1,12% về 114,3 điểm.

Áp lực bán dâng cao ở hầu hết nhóm cổ phiếu trên thị trường và ngành nghề. Chỉ riêng nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 đã mất 17,5 điểm, tương ứng 1,14% với 24/30 mã giảm giá. Trong khi chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa và nhỏ cũng lao dốc khi VNMID mất 3,11% và VNSML giảm 1,64%.

Áp lực bán xuất hiện trên toàn thị trường đã đẩy thanh khoản thị trường ở mức rất cao. Tổng giá trị khớp lệnh tăng 33% so với phiên liền trước lên mức 47.345 tỷ đồng; trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 35% lên mức 39.475 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu FLC giảm sàn, lập kỷ lục trong phiên HoSE nghẽn lệnh (Hình 2).

Phiên ngày 10/1 chỉ số Vn-Index dừng tại mức 1.503,71 điểm. (Ảnh: FireAnt)

Đặc biêt, sàn HoSE hôm nay ghi nhận tình trạng nghẽn lệnh, bảng giá "đứng hình". Khoảng 14h10 xuất hiện hiện tượng bảng điện đơ, các cổ phiếu sàn HoSE thị giá đứng im không nhảy số trong khi các cổ phiếu sàn HNX, UpCoM vẫn giao dịch bình thường.

Khối ngoại cũng có một phiên giao dịch sôi động phiên hôm nay. khi bán ra tổng cộng 2.525 tỷ và mua vào 2.057 tỷ đồng trên sàn HoSE, tương ứng với giá trị bán ròng gần 470 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh nhất là nhóm bất động sản như CII, VRE, NVL.

Theo báo cáo mới đây, SSI Research dự báo chỉ số VN-Index khả năng sẽ tiếp tục hướng tới vùng mục tiêu 1.580 điểm trong tháng 1/2022.

Tuy nhiên, SSI cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên bảo toàn lợi nhuận khi chỉ số tiệm cận vùng giá mục tiêu trên để hạn chế các yếu tố rủi ro khó đoán định. "Vùng hỗ trợ quan trọng đối với VN-Index là khu vực quanh mốc 1.500 điểm, đây là vùng có thể cân nhắc cho các hoạt động mua mới" - báo cáo nêu.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.