Cổ phiếu toàn cầu đã phục hồi vào hôm 17/5 do các nhà đầu tư lạc quan về việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc nới lỏng các cuộc đàn áp đối với lĩnh vực công nghệ và các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những quan ngại về đà tăng giá cả và và tốc độ tăng trưởng chậm lại trên toàn thế giới đã tạo nên giai điệu lo lắng ở những nơi khác trên thị trường.
Cổ phiếu châu Âu đã có một khởi đầu tích cực ở châu Á, với chỉ số STOXX của 600 cổ phiếu lớn nhất châu Âu (STOXX) đã tăng 1,7%. Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu Châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (MIAPJ0000PUS) đã tăng 2,5%. Chỉ số này đã giảm 16,8% từ đầu năm cho đến nay.
Ông Philip Shaw, nhà kinh tế trưởng tại hãng dịch vụ tài chính quốc tế Investec ở London, nhận định: "Thị trường châu Á đã có một phiên giao dịch tốt". Tuy nhiên, ông cho biết các thị trường vẫn đang hướng về phía trước với dự báo lạm phát và tăng lãi suất.
Ông nói: “Các tiêu đề tập trung vào áp lực lạm phát cao hơn bắt nguồn trực tiếp từ cuộc xung đột Ukraine, hoặc sự thiếu hụt chuỗi cung ứng một phần xuất phát từ tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc”.
Đã có những dấu hiệu lo lắng về trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa khi dữ liệu bán lẻ và nhà máy ở Trung Quốc suy yếu, dữ liệu sản xuất đáng thất vọng của Mỹ được công bố.
Hoạt động tiêu dùng bán lẻ và sản xuất tại nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4 do các biện pháp phong tỏa Covid-19 trên diện rộng đã hạn chế sự đi lại của người dân và công nhân, làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và phủ bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy doanh số bán lẻ tháng 4 đã giảm 11,1% so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Sản lượng của các nhà máy cũng giảm 2,9% so với một năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2020.
Chỉ số "Empire State" của FED New York thể hiện các điều kiện kinh doanh hiện tại đã giảm 36,2 điểm xuống mức -11,6 trong tháng này. Chỉ số dưới 0 báo hiệu sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất ở New York.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 2,9185%, cao hơn so với mức đóng cửa hôm 16/5 là 2,879%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng lên tới 2,6195%.
Thị trường tiền tệ và hàng hóa đã có nhiều bất ổn trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng về khả năng thu lợi trong khi các dữ liệu kinh tế đi xuống. Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 2%, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1 năm nay do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu gây áp lực bán đồng tiền này.
Chỉ số USD, thể hiện sức mạnh của đồng USD so với một rổ tiền tệ chính, đã giảm 0,35% xuống còn 103,8 khi các nhà đầu tư rút tiền mặt. Đồng tiền chung châu Âu đã tăng 0,4% trong ngày ở mức 1,0475 USD.
Gía dầu đạt mức cao nhất trong bảy tuần vào hôm 17/5, được thúc đẩy bởi Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đạt được lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga sẽ dẫn tới thắt chặt nguồn cung.
Dầu thô Brent đã tăng tới 115,14 USD, mức cao nhất kể từ ngày 28/3, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 63 cent lên 114,84 USD. Giá vàng ổn định khi đồng USD giảm giá đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng thỏi định giá bằng đồng bạc xanh. Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.827,44 USD / ounce.
Bitcoin dường như đã tạm thời ổn định ở mức 30.295 USD sau những ngày thị trường tiền điện tử ghi nhận sự thua lỗ nặng nề.
Chỉ số CSI300 của Trung Quốc đại lục đã tăng 1,25% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (HSI) cao hơn 3,27%, trong bối cảnh cổ phiếu của các công ty công nghệ niêm yết trong thành phố (HSTECH) tăng gần 6% với tín hiệu Bắc Kinh có thể nới lỏng sự đàn áp đối với lĩnh vực này.
Phạm Hà Thanh (theo Reuters, Bnn Bloomberg)