Theo chuyên gia phong Mai Văn Sinh, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân thì thắp hương ở ban thờ này. Còn nếu không có bàn thờ Táo quân thì nên thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Bởi lẽ từ xa xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.
Cũng vì đây là một ngày lễ quan trọng trong năm nên người Việt vẫn dặn dò con cháu dù có bận rộn tới mấy thì đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn nên dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo. Và nhất định lễ cúng phải được cử hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian mà có thể cúng ông vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp, cùng lắm là cúng ngày 23 tháng Chạp.
Nói về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cho rằng: "Chúng ta vẫn có thể cúng trước 9h tối ngày 23 tháng Chạp". Bởi từ 11h- 1h là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời và 9 là thời điểm xuất phát. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp.
Lễ vật cúng ông Táo của người Việt gồm mũ, hia, cá chép và mâm cỗ tùy theo hoàn cảnh từng gia đình.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giâỵ́.
Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
Theo quan tập tục của người Việt, để