Cơn bão 'ném đá' trên mạng xã hội và hệ lụy của những 'tòa án ảo'

Cơn bão 'ném đá' trên mạng xã hội và hệ lụy của những 'tòa án ảo'

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 28/03/2017 16:48

Khi mạng xã hội bùng nổ, ngày càng nhiều “anh hùng bàn phím” tự cho mình cái quyền lập một “tòa án công lý ảo” trên Internet để phán xét, chửi rủa, kết tội những hành vi mà họ cho là có lỗi.

Khi thế giới ảo ngày càng phát triển, sự xuất hiện của những anh hùng trên mạng xã hội ngày càng nở rộ.

Những “anh hùng bàn phím” này có thể “chém”, hạ bệ, sỉ nhục chuyện của bất cứ ai. Dù họ đang trong nhóm của người độc thân, hay khi ở trong hội những người đã có gia đình, khi đang ở diễn đàn của những người đồng hương, hay lúc đang ở hội của những người cùng nghề.

Và chẳng có chủ đề gì mà họ... từ bỏ đặc quyền “ném đá”. Từ chuyện tâm linh cho đến chuyện gia đình, từ chuyện tình yêu, mẹ chồng-nàng dâu cho đến kinh doanh đối nhân xử thế, công việc gia đình, công sở... bất cứ chuyện nào được các thành viên chia sẻ họ đều có thể lên án.

Đặc biệt, những chủ đề nhạy cảm như video quay cảnh ngoại tình, cách “hack” facebook, tin nhắn vợ/chồng... thu hút rất nhiều người tham gia bình phẩm.

Những status dễ bị “ăn chửi” nhất là chuyện về kẻ thứ ba; đăng ảnh để hỏi mình xinh hay xấu, già hay trẻ, đoán tuổi; chuyện phân biệt vùng miền, hay đăng ảnh câu like...

Những status kiểu này chỉ cần đăng lên vài phút là nhận đủ “gạch đá”, thậm chí có khi còn bị report (báo cáo) mất luôn cả facebook vì tội... hỗn.

Mạng ảo - Đời thực - Cơn bão 'ném đá' trên mạng xã hội và hệ lụy của những 'tòa án ảo'

Những câu “ném đá” tưởng như vô thưởng vô phạt lại gây ra những hậu quả khôn lường.   

Thực tế, đã có rất nhiều doanh nhân, nghệ sĩ bị cả xã hội lên án chỉ vì bị “tập đoàn thánh bóc” trên mạng xã hội liên tục đăng các bài viết và hình ảnh xuyên tạc, bôi nhọ.

Nhiều trường hợp, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi mới lớn, đã bị những tổn thương lớn, bị trầm cảm trước những lời lên án thái quá trên mạng.

Thậm chí, có người đã bị thiệt mạng vì trò “ném đá” trên mạng. Trường hợp của thiếu nữ H., 15 tuổi, ở Đồng Nai là một điển hình. Sau khi bị bạn trai tung clip nhạy cảm của hai người lên mạng, thiếu nữ đã bị cộng đồng mạng xỉ vả thậm tệ.

Không chịu đựng nổi búa rìu dư luận, thiếu nữ đã uống thuốc độc để quyên sinh. Dù được bác sĩ cứu chữa tận tình nhưng cô gái đã không qua khỏi, vĩnh viễn ra đi giữa tuổi trăng tròn. Một kết thúc quá đau xót! Rõ ràng, câu chuyện trên mạng ảo đã mang lại những hậu quả thật.

Đưa thông tin lên mạng là một hành vi mang tính cộng đồng và điều này luôn có thể đem đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực. Việc tiếp cận thông tin đòi hỏi mỗi người phải có một cái đầu tỉnh táo, việc chia sẻ thông tin lại đòi hỏi chúng ta phải có sự khôn ngoan và lòng vị tha.

Đây chính là cách để mỗi người trong thời đại công nghệ này trở thành anh hùng giữa đời thường chứ không phải "anh hùng bàn phím" lãng xẹt, bị cuốn theo những thông tin không chuẩn xác.

Đào Vũ

Xem thêm

>> Sao Việt khoe hàng hiệu nhái: Đừng biến mình thành nô lệ vật chất

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.