Con bị cô giáo đánh, phụ huynh đòi 100 triệu: Thỏa hiệp hay đấu tranh?

Con bị cô giáo đánh, phụ huynh đòi 100 triệu: Thỏa hiệp hay đấu tranh?

Đào Lan Anh

Đào Lan Anh

Thứ 6, 01/03/2019 06:00

Đòi bồi thường 100 triệu đồng, 1 tỷ đồng hay 10 tỷ đồng đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa nếu như tình trạng phụ huynh vẫn nhượng bộ và học sinh vẫn bị bạo hành trong nhà trường…

Ngày 5/12/2018 ông Đinh Đức Dũng đón con gái 3 tuổi đang học ở trường mầm non Tây Thạnh 2 (TP.HCM) về nhà thì phát hiện con có vết bầm ở cẳng tay và mông. Nghi con bị cô giáo đánh, hôm sau ông yêu cầu trường tìm hiểu sự việc.

Ngày 12/12, ban giám hiệu trường họp, cô chủ nhiệm thừa nhận đánh bé. Sau nhiều lần “thỏa thuận” bất thành, từ 900 nghìn đồng tiền khám yêu cầu bồi thường cho con, ông Dũng đã nâng lên con số 100 triệu đồng.

Nhà trường cho rằng vụ việc cỏn con nhưng đã rất thiện chí mà vẫn không thể đi đến thỏa thuận do 2 bên chưa đồng ý được mức đền bù. Còn phía ông Dũng một mực khẳng định gia đình không thiếu tiền, tuy nhiên “nhà trường chỉ tỏ ra có thành ý khi chúng tôi gửi đơn lên ban ngành chức năng”.

Xi nhan Trái Phải - Con bị cô giáo đánh, phụ huynh đòi 100 triệu: Thỏa hiệp hay đấu tranh?

Vết thương trên cổ con ông Đinh Đức Dũng.

Nhiều người nói, ông Dũng đang “làm tiền” nhà trường trên chính thân xác, sức khỏe của con mình. Còn tôi, tôi không mấy quan tâm đến điều này, nhất là khi thông tin về quá trình thương lượng đền bù giữa nhà trường và phía gia đình ông Dũng còn “ngổn ngang” và khó phân định…

Thế nhưng, trong một thời gian tương đối dài, sự việc vẫn lùm xùm và chưa được giải quyết khiến tôi băn khoăn nhiều điều.

Năm 2018, ngành giáo dục dính không ít bê bối, trong đó bạo lực học đường là một vấn đề vô cùng nóng. Thậm chí, rất nhiều vụ gây rúng động dư luận rồi sau đó lại “rơi tõm” vào quá khứ. Phải chăng, hiểu rõ điều này mà nhà trường chần chờ, kéo giãn thời gian vì “tự tin” cho rằng có thể thỏa hiệp mọi điều, biến việc lớn thành bé, biến cái có gì thành không có gì.

Không ai muốn bới bèo ra bọ, nhất là ở môi trường giáo dục mang đầy tính nhân văn. Nhưng qua câu chuyện này, rõ ràng nhà trường đang coi nhẹ sự việc. Ở chỗ, nhà trường dù nhận sai nhưng chậm trễ giải quyết, “dung túng” cho sai phạm khi để nghị gia đình bỏ qua cho cô V. – người gây ra những vết thương cho cháu bé vì một vài lý do.

Đặc biệt, trường còn tính toán thiệt hơn chuyện tiền với danh dự. Trong khi đó, điều nhà trường cần làm là nghiêm túc giải quyết, rút kinh nghiệm trong vấn đề quản lý giáo dục chứ không phải là “mặc cả” hay “ngã giá” cho những vết bầm trên thân thể học sinh.

Chưa kể, kiện tụng vốn là câu chuyện chẳng mấy vui vẻ nếu không bắt buộc phải dính vào. Vậy có lý do gì để gia đình học sinh phải cảm thông với những điều sai trái đó?

Cá nhân tôi cho rằng, 100 triệu đồng kia không còn dừng lại ở vấn đề tài chính đơn thuần mà còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.

100 triệu đồng là con số “cảnh tỉnh” các bậc phụ huynh phải biết đấu tranh với tình trạng bạo lực học đường ngày càng diễn biến phức tạp. Bởi nếu “dễ dãi” với những việc sai trái dù là nhỏ nhất, hậu quả về sau có thể khôn lường.

Ngày hôm nay, con bạn bị một vài vết thâm tím, bầm đỏ. Nhưng một lúc nào đó, chúng có thể bị bạo hành đến chấn thương sọ não, sang chấn tâm lý. Thậm chí, câu chuyện bạo lực còn có thể vượt quá đến câu chuyện xâm hại, cưỡng bức... như rất nhiều minh chứng điển hình trong cuộc sống.

100 triệu đồng kia nhắc nhở với phụ huynh rằng: Đừng bao giờ thỏa hiệp với cái sai. Sau mỗi vụ bạo hành, không phải gia đình bạn nhận được bao nhiêu tiền, con bạn được đền bù như thế nào? Quan trọng là, phía nhà trường – nơi đang bảo vệ, dạy dỗ con bạn có ý thức được hành vi sai trái và sửa chữa nó hay không. Nếu dễ dàng thỏa hiệp với nhà trường vì “thông cảm”, vì “sợ trên, ngại dưới”... Ai sẽ bảo vệ con bạn khỏi những màng chắn mỏng manh ấy?

Hơn cả, khi môi trường giáo dục còn phức tạp, cuộc sống còn nhiều cạm bẫy, hãy dạy cho những đứa trẻ biết đấu tranh, nói nên sự thật để bảo vệ bản thân trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Quý độc giả có ý kiến đóng góp, bài viết cộng tác chuyên mục Đa chiều - báo Điện tử Người Đưa Tin xin gửi về hộp thư điện tử: Toasoan@nguoiduatin.vn 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.