Con bị dị dạng, cán bộ vẫn "bắt" bố mẹ phải mắc bệnh CĐHH mới xét chế độ

Con bị dị dạng, cán bộ vẫn "bắt" bố mẹ phải mắc bệnh CĐHH mới xét chế độ

Lê Nhâm Thân

Lê Nhâm Thân

Thứ 7, 28/07/2018 20:00

Nhiều trường hợp có con bị dị tật, dị dạng đang hưởng chế độ nhiễm chất độc hóa học (CĐHH), nhưng cán bộ phụ trách vẫn yêu cầu bố, mẹ phải mắc bệnh liên quan CĐHH mới được xét chế độ.

"Máy móc" hay vô cảm?

Đó là một trong số hàng loạt nội dung hạn chế, thiếu sót của sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Quảng Nam trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với Cách mạng tại địa phương, vừa được Thanh tra bộ LĐ-TB&XH chỉ ra.

Cụ thể, Kết luận gắn số 343/KL-TTr do Chánh Thanh tra bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Tiến Tùng ký thể hiện, Quảng Nam là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Hiện, địa phương có hơn 65.000 liệt sĩ; hơn 15.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH); cùng hàng trăm ngàn người là bệnh binh, thương binh, người có công với Cách mạng... 

Do đó, bao năm qua cũng như nhiều địa phương khác, Quảng Nam được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện trong công tác chính sách ưu đãi, đền ơn đáp nghĩa người có công với Cách mạng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực tiễn, ngành LĐ-TB&XH Quảng Nam đã mắc phải nhiều sai sót, khuyết điểm.

Tin nhanh -  Con bị dị dạng, cán bộ vẫn 'bắt' bố mẹ phải mắc bệnh CĐHH mới xét chế độ

Thanh tra bộ LĐ-TB&XH đã chỉ ra nhiều sai sót, hạn chế trong việc chi trả chế độ cho người có công ở tỉnh Quảng Nam.

Thanh tra Bộ đã chỉ ra rằng, nhiều cán bộ chính sách của tỉnh Quảng Nam đã quá "máy móc" gây phiền hà, tốn thời gian, tiền bạc... Đơn cử, có trường hợp vô sinh (trên 55 tuổi với nữ, trên 60 tuổi với nam) đồng thời đang hưởng chế độ thương-bệnh binh, nhưng sở LĐ-TB&XH tỉnh này vẫn giới thiệu đi khám vô sinh. Có trường hợp đang lập hồ sơ hưởng chế độ CĐHH trên cơ sở vô sinh thì Sở lại giới thiệu đi giám định tỷ lệ suy giảm lao động...

Chưa hết, những hạn chế và "máy móc" còn được thể hiện ở chỗ, nhiều trường hợp có con cái bị dị tật, dị dạng đang hưởng chế độ con đẻ của người kháng chiến nhiễm CĐHH, nhưng cán bộ chính sách vẫn yêu cầu bố mẹ phải mắc bệnh tật liên quan CĐHH theo danh mục thì mới được hưởng chế độ. Điều này dẫn đến nhiều đối tượng không được hưởng chế độ theo quy định.

Sai sót hàng loạt

Thanh tra Bộ cũng chỉ ra rằng, qua kiểm tra 5.999 hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH tại sở LĐ-TB&XH Quảng Nam và kiểm tra, xác minh tại các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thì phát hiện 11 hồ sơ sai sót không đủ điều kiện hưởng chế độ và 3.810 hồ sơ cần tiếp tục kiểm tra, xác minh hoặc đề nghị bổ sung giấy tờ, tài liệu để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Đối với hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH, qua kiểm tra 1.209 hồ sơ, phát hiện 901 hồ sơ của đối tượng đang hưởng chế độ nhưng không có giấy tờ chứng minh quá trình tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng CĐHH trong chiến tranh Việt Nam.

Đối với hồ sơ xác lập theo Thông tư 08 của bộ LĐ-TB&XH, kiểm tra 1855 hồ sơ lưu tại sở LĐ-TB&XH Quảng Nam và xác minh tại Hội đồng giám định y khoa Quảng Nam, phát hiện 1.000 hồ sơ Sở giới thiệu đối tượng đi giám định không đúng quy định, hoặc cần xem xét lại về công tác giám định y khoa.

Từ những hạn chế nói trên, Thanh tra Bộ cũng đã phát hiện trong quá trình chi trả tiền bạc cho người có công với Cách mạng ở Quảng Nam đã có sai sót lên đến hàng tỷ đồng.

Phó Chủ tịch chính sách Hội đồng giám định y khoa tỉnh Quảng Nam kiêm Phó Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam Lê Sáu là người có chức trách đặc biệt nhưng một số phiên họp hội đồng giám định y khoa từ năm 2014-2016 người tham dự phiên họp và ký tên trong sổ họp hội đồng, bệnh án giám định y khoa và biên bản giám định không phải là ông Lê Sáu.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.