Bánh quy Oreo đầu tiên được sản xuất vào cuối tháng 2 năm 1912 và bán ra vào ngày 16 tháng 3 cho một chủ cửa hàng nhỏ tên là S.C. Thusen tại Hoboken, bang New Jersey. Khi bánh quy Oreo được giới thiệu, chúng chỉ có giá 30 xu một pound (khoảng 450g). Sản phẩm được đựng trong những hộp thiếc nắp kiếng khổ lớn, vì vậy người tiêu dùng có thể nhìn thấy được bánh quy ở bên trong. Chúng cũng được bán cùng với hai sản phẩm khác nữa là Goose Biscuit và Veronese Buiscuit. Kể từ khi được bán chung, người ta biết đến chúng như một bộ ba vậy. Nhưng xét về mặt lịch sử thì Oreo nổi tiếng với tư cách là thương hiệu tồn tại lâu năm nhất.
Kể từ khi khai trương năm 1912, bánh quy Oreo tiếp tục trở thành thương hiệu bánh quy nổi tiếng nhất của Mỹ. Trong khi nhiều hãng bánh snack bị “chôn vùi ở nghĩa địa”, thì Oreo vẫn sống sót và phát triển thành một thương hiệu trị giá hơn 800 triệu đôla với phạm vi trên toàn thế giới. Nói chung, Oreo đã chứng minh mình là một “người du hành thế giới” xuất sắc với tiềm năng có doanh thu lên đến cả tỉ đô. Hiện nay, Bánh quy Oreo được bán trên 100 quốc gia gồm có Ac-hen-ti-na, Trung Quốc, Indonesia, Mexico, Đài Loan, Thái Lan và Venezuela.
Về tên gọi Oreo thì có rất nhiều suy đoán xung quanh ý nghĩa của nó, có người nghĩ rằng cái tên đó được lấy cảm hứng từ tiếng Hy Lạp, “oreo” có nghĩa là đồi hay núi, mô phỏng hình dạng gồ ghề của những chiếc bánh trong thời kì đầu còn một số người tin rằng trong tiếng Pháp, nó có nghĩa là “vàng”. Và những người khác lại nói “Oreo” là sự kết hợp giữa chữ “re” trong từ “cream”, bao bọc bởi hai chữ “o” tượng trưng cho hai miếng bánh quy. Tuy nhiên một số người còn dùng một phương pháp trực tiếp hơn đó là: cái tên Adolphus Green – người sáng lập ra Nabisco – nghe như âm của từ “oreo”.
So với ngày đầu ra mắt kiểu dáng của bánh Oreo không mấy thay đổi. Năm 1913 Oreo chính thức trở thành thương hiệu, và có tên đầy đủ là Oreo Chocolate Sandwich Cookies vào năm 1974. Theo yêu cầu của người tiêu dùng thích ăn nhiều kem hơn thì giữa những năm 70, sản phẩm Double Stuf Oreo được ra mắt và năm 1987, Oreo hướng đến phân khúc “ưa ngọt” của thị trường với loại bánh phủ kem mềm bên ngoài.
Năm 1991, để đáp lại nhu cầu thích ăn các loại thực phẩm miếng nhỏ khi đang bận của người tiêu dùng, Oreo đã cho ra đời bánh quy kẹp Mini Oreo. Khi Mini Oreo được ra mắt, nó là chiếc bánh quy kẹp “tí hon” đầu tiên trên thị trường và được tạp chí Business Week bình chọn là một trong những sản phẩm mới hay nhất năm 1991. Trong thập niên 90, Oreo cho ra đời loại bánh ít béo nhằm đáp ứng yêu cầu của những khách hàng quan tâm đến sức khỏe.
Oreo luôn là lực lượng đi đầu trong thị trường: to lớn, bền vững và có lời , chiến lược cơ bản của hãng là khơi lại sự phát triển cho các thương hiệu cốt lõi với Oreo là sản phẩm trọng tâm toàn cầu. Công ty đã đưa ra những lý lẽ rất phải rằng những thương hiệu nổi tiếng như Oreo có thể sử dụng lòng trung thành cũng như sự nhận biết thương hiệu của công ty để tiếp thị cách giành lại cổ phần và làm mới lại quá trình phát triển của mình.
Khoảng đầu những năm 2000, thương hiệu Oreo liên tiếp chuyển tải được tài sản thương hiệu vững mạnh của mình cũng như không ngừng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng mới. Chạy theo xu hướng khỏe đẹp của người tiêu dùng, Oreo đã cho ra đời các loại bánh không đường và hữu cơ. Ngoài ra còn có các sản phẩm thuộc dòng Double Stuf nổi tiếng như nhân kem Bơ đậu phộng, Sôcôla và Bạc Hà mát lạnh. Những loại bánh đặc biệt theo mùa của Oreo dành cho mùa đông, mùa xuân, và Halloween cũng lấp kín các gian hàng suốt cả năm, có được nhiều phản ứng tốt từ phía người tiêu dùng.
Qua nhiều năm, các hoạt động quảng cáo và tiếp thị cho thương hiệu Oreo luôn đạt tầm cỡ quốc tế. Với các kế hoạch tiếp thị thống nhất, mỗi và mọi chương trình truyền thông của Oreo đều được xây dựng xung quanh quan niệm khách hàng là chính: Oreo mang đến cho khách hàng những phút giây tuyệt vời mỗi ngày mà những thương hiệu bánh quy khác không bì kịp. Mẫu quảng cáo “Bộ ba” là một ví dụ điển hình cho quá trình định vị thương hiệu, trong đó thương hiệu tập trung vào những giây phút nhẹ nhàng và vui vẻ của gia đình mà chỉ có Oreo mới có thể mang lại. Ngoài ra, các mẩu quảng cáo cho dòng sản phẩm Double Stuf của Oreo còn giới thiệu mỗi giây phút tuyệt vời đếu gắn với sản phẩm Oreo bằng một phiên bản tốc độ cao nói về nghi thức “xoay, liếm và nhúng” bánh.
Với việc đầu tư cho quảng cáo và PR, thương hiệu Oreo đã được rèn dũa ngày càng vững chắc, giúp kéo dài mối quan hệ với người tiêu dùng.Thương hiệu Oreo đã tạo ra một nền móng vững chắc cho những thị trường mới, sản phẩm mới và các kênh bán hàng mới.
Linh Chi